Người vùng cao “ưng bụng, ấm thân”
Người Mông đã biết làm ăn lớn
Bản Nậm Pọng là địa bàn cư trú của mấy chục hộ đồng bào dân tộc Mông thuộc xã Mường Đăng. Bản cách xa trung tâm xã, đi lại khó khăn nhưng cuộc sống của đồng bào đang khởi sắc nhanh nhờ bà con biết chuyển đổi sản xuất.
Anh Páo chia sẻ: “Người Mông ở Nậm Pọng bây giờ đã biết tính toán làm ăn sản xuất hàng hóa rồi. Huyện Mường Ảng là thủ phủ cây cà phê của tỉnh. Nhiều năm qua đã có hàng ngàn hộ trở nên giàu có nhờ cà phê. Để đồng bào biết trồng cà phê, cán bộ khuyến nông tổ chức tập huấn kỹ thuật, Hội Nông dân thì tổ chức cho bà con đi tham quan, học tập kinh nghiệm với nhau. NHCSXH cho bà con vay vốn”.
Anh Páo kể, khi được vay 30 triệu đồng vốn ưu đãi anh đã mua trâu sinh sản và mua giống, phân bón trồng hơn 1ha cà phê. Sau 3 năm, anh bán 1 con nghé, trả hết vốn cho ngân hàng và lại được vay tiếp 30 triệu đồng để đầu tư trồng thêm l,5ha cà phê. Tích cóp 5 - 6 năm liền, hiện gia đình anh Páo đã có thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng từ vườn cà phê. Đàn trâu nay cũng đã có hơn 10 con trâu nái, mỗi năm có 3 - 4 con nghé.
Cũng theo anh Páo thì nguồn vốn của NHCSXH được đồng bào vùng cao rất “ưng cái bụng” bởi lãi suất thấp và không phải thế chấp, thủ tục nhanh, gọn, nhận vốn ngay tại xã. Bà con khi vay vốn lại được hướng dẫn cách làm ăn, quản lý, sử dụng đồng vốn. “Vốn ưu đãi chính là động lực để nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên đời sống khá”, anh Páo nói.
Bức tranh vùng cao sáng hơn
Nguồn vốn ưu đãi đã góp phần quan trọng làm cho bức tranh vùng cao, vùng đồng bào DTTS tươi sáng hơn đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Hiệp - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng. Ông Hiệp cho biết, Mường Ảng là huyện 30a nhiều khó khăn, cư dân chủ yếu là đồng bào các dân tộc Thái, Mông với nghề nông truyền thống.
“Muốn người dân nhanh thoát được cái nghèo thì phải giúp họ từ bỏ canh tác lạc hậu, chuyển đổi sản xuất, làm ra nhiều hàng hóa nông sản. Nhưng địa phương nguồn lực có hạn, dân lại nghèo nên để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp những năm gần đây, bà con chỉ trông vào nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH. Vốn vay của NHTM gần như rất khó vào được nơi đây bởi lãi suất, thời hạn vay vốn, cách thức phục vụ không thể bằng NHCSXH được. Nhờ vay được vốn ưu đãi, được tổ chức, hướng dẫn sản xuất nông nghiệp hàng hóa mà trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn hộ cải thiện đời sống…’’, ông Hiệp cho hay.
Theo chân cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Mường Ảng, chúng tôi lên thăm gia đình anh Lò Văn Lăm ở bản Tở, xã Ẳng Tở. Anh Lăm chỉ tay vào đàn bò đang nuôi nhốt trong dãy chuồng ngoài vườn, khoe: “5 năm trước tôi và 4 hộ dân trong bản được vay vốn chính sách. Chúng tôi đều mua trâu, bò về nuôi. Đến nay gia đình tôi đã có 8 con bò. Cả 5 hộ vay vốn đợt ấy đều thoát nghèo trong năm 2015 và bây giờ có 2 hộ đã trở nên khá giả”.
Bài và ảnh Kiều Thiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Quản lý vận hành ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống NHCSXH
- » Đổi thay trên vùng ATK Yên Sơn
- » Tọa đàm trực tuyến về tín dụng chính sách đối với HSSV
- » “Phao” cứu sinh cho hộ dân vùng khó
- » Xuân Giao phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
- » “Tích tiểu thành đại”
- » Làm tròn nhiệm vụ uỷ thác vay vốn chính sách
- » Hiệu quả nguồn vốn chính sách ở Trung du miền núi Phú Thọ
- » Các hội, đoàn thể ở TX Gò Công làm tốt công tác nhận ủy thác vốn vay
- » Tổng Giám đốc NHCSXH là thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia