Nén tâm nhang trên vùng đất lửa miền Trung

25/07/2020
(VBSP News) Trải dọc dải đất miền Trung, đâu đâu cũng là địa danh lịch sử gắn với công cuộc kháng chiến trường kỳ vì sự toàn vẹn của đất nước. Tên các Anh hùng liệt sĩ khắc vào đá núi, vào những trang sử hào hùng của dân tộc, hóa thành khúc tráng ca bất tử.
11

Đoàn công tác NHCSXH dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Thành cổ Quảng Trị

Trong những ngày tháng 7 lịch sử, Đoàn công tác của NHCSXH do Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm Trưởng đoàn đã vượt hàng trăm cây số đến các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ngã ba Đồng Lộc, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia (NTLSQG) Trường Sơn, NTLSQG Đường 9, Thành cổ Quảng Trị, Hang Tám Cô, Truông Bồn… dâng hoa, thắp những nén tâm hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
“Địa chỉ đỏ” đầu tiên mà Đoàn đến dâng hoa, dâng hương là Thành cổ Quảng trị, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, Thành cổ Quảng trị đã ghi vào lịch sử dân tộc một mốc son sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng bằng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường bảo vệ thành cổ và thị xã Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm lịch sử mùa hè đỏ lửa năm 1972. Từ đó, góp phần quan trọng vào chiến thắng trên bàn hội nghị Paris tạo đà cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của toàn dân tộc mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến ấy hàng ngàn chiến sĩ giải phóng quân trên khắp cả nước và đồng bào Quảng Trị đã chiến đấu anh dũng, hy sinh vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất này.

12

Đoàn công tác dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại bến thả hoa Thành cổ, bờ Nam sông Thạch Hãn

Thắp nén nhang trên Đài tưởng niệm, các thành viên trong đoàn nguyện cầu cho linh hồn những người lính “mãi mãi tuổi hai mươi” được siêu thoát, trở thành bất tử, để chứng kiến sự hồi sinh của mảnh đất này, mảnh đất mà họ đã phải đổi bằng xương, bằng máu để gìn giữ vẹn nguyên cho thế hệ mai sau.
Chúng tôi đến với dòng Thạch Hãn nằm bên cạnh Thành Cổ Quảng Trị, bất giác gặp mấy câu thơ quen thuộc của nhà thơ Lê Bá Dương:

“Đò lên Thạch Hãn ơi… chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm”

Đó là 4 câu thơ người ta thường nhắc khi đến Thành cổ Quảng Trị, vì nó có sức ám ảnh bồi hồi khó tả khi xuôi dòng Thạch Hãn, cho dù chiến trường đã lắng mùi khói súng, bình yên đã trở lại. Cũng chính tại nơi đây, xưa kia biết bao nhiêu người nằm lại sau những chuyến vượt sông.

13

14

Thả vòng hoa tri ân các Anh hùng liệt sĩ trên dòng sông Thạch Hãn

16

Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Trị và NHCSXH thỉnh chuông tại bến thả hoa Thành cổ, bờ Bắc sông Thạch Hãn

17

Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại bến thả hoa Thành cổ, bờ Bắc sông Thạch Hãn

Có lẽ sự hy sinh của các chiến sĩ đã hóa thành bất tử, làm phục sinh cho cõi sống. Dấu tích của một thời đạn bom, đau thương giờ phủ một màu xanh của sự sống, của hòa bình mà đời đời mãi khắc ghi với tất cả tấm lòng tri ân sâu nặng.
Tiếp tục hành trình tri ân, Đoàn công tác NHCSXH đã tới NTLSQG Đường 9 nằm ở phía Tây TP Đông Hà. Đây là một trong hai nghĩa trang lớn nhất cả nước, là nơi yên nghỉ của hơn 10 nghìn Anh hùng liệt sĩ hy sinh chủ yếu trên chiến trường Đường 9 - Nam Lào.

18

Dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9

19

20

Thắp hương tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc

Rời NTLSQG Đường 9, Đoàn tiếp tục chuyến hành trình đến với NTLSQG Trường Sơn, nơi yên nghỉ của hơn 10 nghìn Anh hùng liệt sĩ. Hầu hết trong số họ là những chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và ngã xuống trên tuyến đường huyền thoại Trường Sơn Đông - đường chiến lược huyết mạch để giải phóng miền Nam. Những ngày này, rất đông người từ khắp mọi miền đổ về đây thắp lửa tri ân. Sau khi dâng hương tại khu tưởng niệm trung tâm của nghĩa trang, Đoàn công tác đã tỏa đi được thắp nén hương thơm trên mỗi ngôi mộ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ đã hiến trọn tuổi thanh xuân, máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Chia tay Quảng Trị mà trong lòng vẫn còn lưu luyến, Đoàn công tác ra với miền “chang chang cồn cát nắng trưa” Quảng Bình và dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Hang Tám Cô.
Hang Tám Cô - đường 20 Quyết Thắng thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) là di tích lịch sử được Bộ VHTT&DL công nhận. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đường 20 là tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam. Chiều 14/11/1972, B52 ném bom rải thảm tuyến đường 20. Khi đó, đội TNXP 163 của Ban 67 trong khi đang thực hiện nhiệm vụ san lấp hố bom, chuẩn bị thông xe để bộ đội hành quân vào Nam, đã chạy vào hang đá bên đường trú ẩn. Tảng đá hàng nghìn tấn trên cửa hang bị sập xuống, bịt kín miệng hang sau khi bom B52 đánh trúng. Tan trận bom, phát hiện tiếng kêu cứu của các TNXP trong hang đá, tất cả các đơn vị có mặt tại hiện trường tập trung mọi lực lượng trước cửa hang để tìm cách phá đá cứu người nhưng không thể. Nhiều ngày trời trong hang đá tuyệt vọng, từng chiến sỹ kiệt sức, hy sinh. Rồi hang đá thành nấm mộ chung cho 8 chiến sỹ TNXP.
Những giọt nước mắt còn đọng lại trên khóe mắt, Đoàn tiếp tục hành trình dâng hương, tưởng niệm tại khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Chiều ở Vũng Chùa trời rộng xanh ngắt, từng con sóng nhỏ yên bình nhè nhẹ đuổi nhau vào bờ, nắng chiều hè tháng 7 tỏa rạng lên khu mộ vị tướng huyền thoại. Trước anh linh Đại tướng, NHCSXH đã thắp nén hương với tất cả lòng tôn kính.
Điểm đến tiếp theo trong hành trình tri ân là Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc. Trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây là một yết hầu quan trọng nhất trên con đường Trường Sơn huyền thoại, mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đúng vào giai đoạn này cách đây 46 năm, 10 nữ TNXP Tiểu đội Võ Thị Tần thuộc C552, Tổng đội TNXP 55 đã anh dũng hy sinh trong lúc đào lấp hố bom thông đường.
Và điểm dừng chân cuối cùng là Khu di tích lịch sử Truông Bồn thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An). Trong kháng chiến chóng Mỹ cứu nước, Truông Bồn có vị trí đặc biệt quan trọng, là đầu mối giao thông để vận chuyển quân lương, đạn dược từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
Từ năm 1964 đến 1968, tuyến đường 15A này hứng chịu 18.936 quả bom các loại và hàng nghìn quả tên lửa, tàn phá 211 làng dọc tuyến đường, hàng nghìn cán bộ, chiến sỹ bộ đội, TNXP, công nhân ngành giao thông, dân quân tự vệ đã bị thương; 1.240 cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu và hy sinh.
Rạng sáng 31/10/1968, máy bay Mỹ ném hơn 200 quả bom xuống đại đội 317, Tổng đội thanh niên xung phong Nghệ An trong khi đang làm nhiệm vụ san lấp hố bom. 13/14 chiến sĩ đại đội 317 đã hy sinh.
Trải qua một hành trình dài, với những ngày nắng nóng như thiêu như đốt nhưng Đoàn cán bộ NHCSXH dường như không mệt mỏi, trong ánh mắt của mỗi người chúng tôi thấy anh lên niềm tự hào về lịch sử Anh hùng của đất nước. Và, trên hết là tấm lòng, sự biết ơn cao cả đối với sự hy sinh của biết bao thế hệ cha anh đã không tiếc máu xương cho cho độc lập, tư do của Tổ quốc.

Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại NTLSQG Trường Sơn

Dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại NTLSQG Trường Sơn

6X0A7362

Đoàn công tác dâng hương tại Hang Tám Cô

Đoàn công tác dâng hương tại Hang Tám Cô

Dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dâng hương tại mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

6X0A7595

Kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng của 10 TNXP tại Ngã Ba Đồng Lộc

Kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng của 10 TNXP tại Ngã Ba Đồng Lộc

Những đóa hoa trắng tinh khôi đã được đặt lên mộ của 10 TNXP tại Ngã Ba Đồng Lộc

Những đóa hoa trắng tinh khôi đã được đặt lên mộ của 10 TNXP tại Ngã Ba Đồng Lộc

6X0A7622

6X0A7671

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại khu di tích lịch sử Truông Bồn

Tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại khu di tích lịch sử Truông Bồn

6X0A7853

PV

Các tin bài khác