Góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương

23/12/2012
(VBSP) Thành lập từ năm 2003, từ đó đến nay NHCSXH huyện Yên Châu (Sơn La) năm nào cũng được nhận Bằng khen, Giấy khen và nhiều phần thưởng khác của UBND tỉnh, NHCSXH do đã làm tốt công tác giải ngân nhanh, đúng đối tượng, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bà con xã Phiêng Khoài rất phấn khởi nhận vốn vay ưu đãi ngay tại Điểm giao dịch xã

Bà con xã Phiêng Khoài rất phấn khởi nhận vốn vay ưu đãi ngay tại Điểm giao dịch xã

Những năm qua, NHCSXH huyện Yên Châu luôn hướng đến các hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn, thông qua ủy thác với 4 tổ chức hội, đoàn thể, ngân hàng thực hiện cho vay các chương trình là: Hộ nghèo, HSSV, GQVL, hộ đồng bào DTTS… đơn vị đã góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; qua đó, nhiều hộ nghèo đã có thu nhập cao hơn, cuộc sống bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Đến nay, dư nợ của NHCSXH huyện Yên Châu là 159 tỷ đồng. Do làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc thu nợ nên hiện nay nợ quá hạn chỉ chiếm 0,05% tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn đó thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước đây, vì vậy NHCSXH huyện Yên Châu được đánh giá là đơn vị có số nợ quá hạn thấp nhất so với các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh. Bà Vũ Thị Hoàn - Giám đốc NHCSXH huyện Yên Châu, cho biết: Để có được kết quả như vậy, Ban giám đốc đã xây dựng các chỉ tiêu, định hướng về công tác cho vay, thu nợ, thu lãi ngay từ đầu năm; thu nợ đến đâu thực hiện giải ngân đến đó, không để tồn đọng vốn tín dụng. Bên cạnh đó, Ban giám đốc còn giao khoán chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ tín dụng, bám sát công tác tín dụng của từng xã và có đánh giá kịp thời khó khăn vướng mắc, các nguy cơ phát sinh nợ xấu để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. Đặc biệt, công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể các cấp luôn được đơn vị quan tâm; duy trì giao ban định kỳ với các tổ chức hội, đoàn thể qua đó tập trung giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ xâm tiêu, khó đòi.

Qua các buổi giao ban, NHCSXH huyện đã thông tin bằng văn bản chi tiết cho các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác về tổng số nợ đến hạn, từ đó các cấp hội, đoàn thể chỉ đạo, chủ động phối hợp trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Chính vì vậy, các hộ vay vốn biết chính xác được số tiền gốc phải trả, thời gian trả, nếu có khó khăn về tài chính họ chủ động kiến nghị kịp thời đến các cấp hội để cùng tìm biện pháp tháo gỡ. Do đó, các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước được các hộ dân nghèo tập trung đầu tư vào các mô hình chăn nuôi đại

Những năm qua, NHCSXH huyện Yên Châu luôn hướng đến các hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn, thông qua ủy thác với 4 tổ chức hội, đoàn thể, ngân hàng thực hiện cho vay các chương trình là: Hộ nghèo, HSSV, GQVL, hộ đồng bào DTTS… đơn vị đã góp phần tích cực làm giảm tỷ lệ hộ nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; qua đó, nhiều hộ nghèo đã có thu nhập cao hơn, cuộc sống bắt đầu thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Đến nay, dư nợ của NHCSXH huyện Yên Châu là 159 tỷ đồng. Do làm tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc thu nợ nên hiện nay nợ quá hạn chỉ chiếm 0,05% tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn đó thấp hơn so với cùng kỳ những năm trước đây, vì vậy NHCSXH huyện Yên Châu được đánh giá là đơn vị có số nợ quá hạn thấp nhất so với các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh. Bà Vũ Thị Hoàn - Giám đốc NHCSXH huyện Yên Châu, cho biết: Để có được kết quả như vậy, Ban giám đốc đã xây dựng các chỉ tiêu, định hướng về công tác cho vay, thu nợ, thu lãi ngay từ đầu năm; thu nợ đến đâu thực hiện giải ngân đến đó, không để tồn đọng vốn tín dụng. Bên cạnh đó, Ban giám đốc còn giao khoán chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ tín dụng, bám sát công tác tín dụng của từng xã và có đánh giá kịp thời khó khăn vướng mắc, các nguy cơ phát sinh nợ xấu để tìm giải pháp hữu hiệu nhất. Đặc biệt, công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể các cấp luôn được đơn vị quan tâm; duy trì giao ban định kỳ với các tổ chức hội, đoàn thể qua đó tập trung giải quyết dứt điểm nợ xấu, nợ xâm tiêu, khó đòi.

Qua các buổi giao ban, NHCSXH huyện đã thông tin bằng văn bản chi tiết cho các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác về tổng số nợ đến hạn, từ đó các cấp hội, đoàn thể chỉ đạo, chủ động phối hợp trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Chính vì vậy, các hộ vay vốn biết chính xác được số tiền gốc phải trả, thời gian trả, nếu có khó khăn về tài chính họ chủ động kiến nghị kịp thời đến các cấp hội để cùng tìm biện pháp tháo gỡ. Do đó, các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở đã luôn làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý và phát huy hiệu quả nguồn vốn.

Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước được các hộ dân nghèo tập trung đầu tư vào các mô hình chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, như ở xã; Yên Sơn, Chiềng Tương, Phiêng Khoài. Nhờ đầu tư đúng hướng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả rõ rệt, nguồn tín dụng thực sự đã phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Để đạt được kết quả đó, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, NHCSXH huyện luôn bám sát chỉ tiêu, kế hoạch NHCSXH tỉnh giao, bám sát Nghị quyết của Đảng bộ huyện trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, GQVL và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch còn làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tốt trong công tác tín dụng, như: phân bổ chỉ tiêu các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; chỉ đạo công tác thu hồi nợ, tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng.

Có thể khẳng định rằng, các chương trình tín dụng mà NHCSXH huyện Yên Châu thực hiện trong thời gian qua đã và đang góp phần nâng cao đời sống của người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

gia súc, gia cầm, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, như ở xã; Yên Sơn, Chiềng Tương, Phiêng Khoài. Nhờ đầu tư đúng hướng và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả rõ rệt, nguồn tín dụng thực sự đã phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Để đạt được kết quả đó, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, NHCSXH huyện luôn bám sát chỉ tiêu, kế hoạch NHCSXH tỉnh giao, bám sát Nghị quyết của Đảng bộ huyện trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, GQVL và đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Phòng giao dịch còn làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tốt trong công tác tín dụng, như: phân bổ chỉ tiêu các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; chỉ đạo công tác thu hồi nợ, tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng.

Có thể khẳng định rằng, các chương trình tín dụng mà NHCSXH huyện Yên Châu thực hiện trong thời gian qua đã và đang góp phần nâng cao đời sống của người nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn huyện, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Phong Lưu

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác