“Cú hích” giúp hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững

24/04/2014
(VBSP News) Sau 1 năm cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ cận nghèo, đến nay, dư nợ của TP. Hà Nội đã đạt 683,8 tỷ đồng, tăng 197,7 tỷ đồng so với năm 2013 với 8.700 lượt hộ được vay vốn. Những trái ngọt đầu mùa đã khẳng định một chương trình đúng đắn của Chính phủ.

Nhờ vốn vay ưu đãi, các hộ cận nghèo ở ngoại thành Hà Nội có thêm cơ hội phát triển kinh tế Ảnh: VBSP News

Nhờ vốn vay ưu đãi, các hộ cận nghèo ở ngoại thành Hà Nội có thêm cơ hội phát triển kinh tế
                                                                                                                            Ảnh: VBSP News

Đi thay nhng min quê

Dẫn chúng tôi đi quanh con đường làng thôn 4, Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Chử Văn Hải cho hay: Vạn Phúc là vùng đất bãi sông Hồng màu mỡ, trù phú, trồng cây gì cũng tốt, song bao năm địa phương vẫn còn rất nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cùng với cuộc cách mạng dồn điền đổi thửa, đồng đất Vạn Phúc chuyển mình, hàng trăm hộ cận nghèo trên địa bàn đã được tiếp sức đồng vốn kịp thời. “Sau 1 năm Chính phủ ban hành chính sách cho hộ cận nghèo vay vốn ưu đãi thì vùng quê này như được đón “luồng gió mới”, mở thêm cơ hội để bà con nông dân phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Xã Vạn Phúc vì thế cũng xuất hiện ngày càng nhiều các mô hình kinh tế nông trại có giá trị cao”.

Chính sách này thực sự là phao cứu sinh đối với hàng nghìn hộ nông dân vừa thoát nghèo, đồng thời giúp chính quyền cơ sở giảm bớt áp lực trong việc bình xét hộ nghèo và cận nghèo nhằm đạt tiêu chí Nông thôn mới. Thực tếở địa phương, câu chuyện vay vốn ưu đãi đối với hộ cận nghèo luôn được nhắc đến trong các cuộc họp chi bộ, các hội, đoàn thể cùng các Tổ tiết kiệm và vay vốn cũng sôi nổi bình xét công khai, minh bạch, nay có thêm cả Trưởng thôn tham gia bình xét.

 “Mt miếng khi đói bng mt gói khi no

Đi cùng chúng tôi đến thăm trang trại của hộ gia đình anh Trịnh Tuấn Khanh ở thôn Cống Xuyên, ông Bùi Mạnh Hà - Chủ tịch Hội Nông dân xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, cho biết: “Trên địa bàn xã rất nhiều hộ có khả năng tổ chức sản xuất, nhưng không may gặp thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường nông sản bấp bênh mà lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Các hộ cận nghèo rất cần được tiếp sức để tái đầu tư, giữổn định sản xuất”.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trịnh Tuấn Khanh cho hay: “Hiện giá cá trắm loại 1 tại ao cũng chỉ được 55.000 đồng/kg, vịt 44.000 đồng/kg, lợn hơi 39.000 đồng/kg… nhiều lúc rớt giá, giá xuống cả chục ngàn đồng/kg/mỗi loại khiến nông dân điêu đứng. “Đâm lao phải theo lao” là tình cảnh chung của đa phần các hộ nông dân bám vào nông nghip thi gian qua, chung tri đã đu tư nếu không nuôi thì hoen gỉ, ao cá không xuống giống thì bờ vùng, bờ thửa cũng sụt sạt, xuống cấp… Hơn hết, nếu không chăn nuôi, trồng trọt thì nông dân chúng tôi biết làm gì, chạy chợ, buôn bán cũng phải có mối, có nghề, đâu dễ chốc lát chuyển nghề được ngay”. Và, trong những lúc khó khăn chồng chất như vậy, nhờ có đồng vốn ưu đãi của Chính phủ với thủ tục đơn giản, cùng với 8.196 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khu dân cư nên công tác cho vay các đối tượng chính sách của Hà Nội rất thuận lợi, nhanh chóng đã giúp nông dân vơi bớt khó khăn, gượng dậy sau mỗi lần rớt giá, dịch bệnh… Tuy nhiên, với mức cho vay 30 triệu đồng/hộ cận nghèo, mà nhiều khi đồng vốn hạn chế, chia sẻ nhiều hộ cho nhau, mỗi hộ chỉ được vay 15 - 20 triệu đồng, chưa đủ lực để tiếp sức cho nông dân. Và nguy cơ tái nghèo vẫn còn hiện hữu.

Ở một góc độ khác, nhiều quận nội thành như Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Hà Đông… việc các hộ khó khăn về vốn, cần vốn để làm ăn, chuyển đổi nghề nghiệp sau thu hồi đất cũng rất đáng quan tâm khích lệ. Nhiều hộ khó khăn, chật vật để xoay xở tiền mở cửa hàng tạp hóa, mở quán bún… Cuộc sống đối với các hộ cận nghèo gần trung tâm thành phố càng trở nên bức bách.

Bà Đỗ Thanh Hiền - Phó Giám đốc NHCSXH TP. Hà Nội, chia sẻ: “Thực tế, tại các quận hiện vẫn còn nhiều hộ khó khăn, cần vốn để mở rộng sản xuất, rất cần được chính quyền địa phương tạo điều kiện để họ tiếp cận với đồng vốn chính sách, vươn lên ổn định cuộc sống. Đồng thời, cần sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành, đoàn thể trong phối hợp, lồng ghép các chương trình khuyến nông hướng dẫn bà con các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Có như vậy nguồn vốn ưu đãi mới thực sự trở thành “cú hích” giúp hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững”.

“Đến 31/3/2014, NHCSXH Việt Nam đã phối hợp với các hội, đoàn thể nhận ủy thác giải ngân được 10.455 tỷ đồng, với 547 nghìn lượt hộ cận nghèo được vay vốn, đưa dư nợ hộ cận nghèo đến 31/3 trong cả nước đạt 10.344 tỷ đồng, tăng 3.234 tỷ đồng so với đầu năm, bình quân mỗi hộ được vay 19,3 triệu đồng. Hiện nay, cả nước có 536.992 hộ cận nghèo đang còn dư nợ”.

Nguồn: VBSP News

Bạch Thanh

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác