Chị Phạm Thị Hằng Nga: Phát huy tốt vai trò nhận ủy thác vốn
Hội Phụ nữ xã Nhơn Sơn có 10 chi hội, với hơn 2 nghìn hội viên. Chị em chủ yếu sống bằng nghề nông và chăn nuôi, phần lớn đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Hội được NHCSXH huyện Ninh Sơn ký văn bản liên tịch ủy thác cho vay vốn hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác từ năm 2003. Với vai trò, trách nhiệm của cán bộ hội, chị Phạm Thị Hằng Nga đã chủ động triển khai chủ trương vay vốn xuống từng chi hội, thành lập các Tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức bình xét hội viên một cách công khai, đúng đối tượng. Cùng với việc hướng dẫn thủ tục vay vốn cho các hội viên, chị cũng triển khai cho các Tổ tiết kiệm và vay vốn và Chi hội trưởng các chi hội đến động viên, định hướng các mô hình sản xuất hiệu quả cho các hộ gia đình.
Những năm đầu, mức vay hộ nghèo chỉ có 5 triệu đồng/hộ, vốn vay ít không đủ cho các hộ gia đình đầu tư sản xuất. Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em và cũng xuất phát từ thực tế ở địa phương, để tạo điều kiện cho các hội viên có nguồn vốn sản xuất, kinh doanh, chị Nga mạnh dạn đề nghị và được NHCSXH Ninh Sơn chấp thuận nâng mức vay lên từ 15 - 20 triệu đồng/hộ. Đến nay, chị cùng với Hội Phụ nữ xã đã đứng ra tín chấp cho trên 1 nghìn hộ gia đình vay vốn thuộc các đối tượng: hộ nghèo, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh… với tổng số tiền được ủy thác mỗi năm gần 20 tỷ đồng.
Chị Nga phấn khởi kể: Năm 2007, chị cùng với Hội Phụ nữ xã đứng ra tín chấp cho 27 hộ là đồng bào dân tộc Raglai ở thôn Núi Ngỗng được vay NHCSXH huyện Ninh Sơn, mỗi hộ từ 10 - 15 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi bò. Đến nay, cả 27 hộ đều sử dụng nguồn vốn hiệu quả, đời sống bắt đầu ổn định. Một số hộ đã trả hết nợ cả lãi lẫn gốc.
Nhờ được hỗ trợ nguồn vốn vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh, năm 2012, xã Nhơn Sơn có 65 hộ vươn lên thoát nghèo, trong đó có 54 hộ có phụ nữ là chủ hộ. Hầu hết các đối tượng được vay vốn đều có ý thức sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và chủ động trả nợ đúng quy định. Đối với một số ít những gia đình chậm thu hồi vốn do làm ăn không hiệu quả, chị cùng với Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã và các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thường xuyên đến tận nhà động viên, tạo điều kiện thu hồi vốn theo hình thức tiết kiệm hoặc quyết liệt nhờ sự can thiệp của chính quyền đối với các đối tượng chây lỳ, cố tình không trả nợ. Cùng với công tác vận động, hướng dẫn thủ tục cho hội viên vay vốn theo quy định, chị Phạm Thị Hằng Nga cũng chú trọng công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả ở địa phương để các hội viên học tập, rút kinh nghiệm, cùng giúp nhau phát triển kinh tế, xóa nghèo vững chắc.
Bích Thủy
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vốn vay ưu đãi tiếp sức cho thanh niên tỉnh Yên Bái
- » Minh Long có trên 5 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn
- » Tổng giám đốc làm việc với chi nhánh NHCSXH tỉnh Đắk Nông
- » Hà Tĩnh tăng cường quản lý vốn vay
- » Giải bài toán giảm nợ quá hạn đối với Hội Cựu chiến binh khu vực Tây Nam Bộ
- » “Chiếc cần câu” của người nghèo huyện Ia Pa
- » Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHCSXH tỉnh Sóc Trăng: Thành công bước đầu và kế hoạch tương lai
- » Những kỷ niệm không quên
- » Một tấm lòng với nông dân
- » Ban Lãnh đạo NHCSXH làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: “KHẲNG ĐỊNH VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG ƯU ĐÃI Ở KHU VỰC”