Phối hợp thực hiện tốt chính sách tín dụng cho người chấp hành xong án phạt tù
Thông qua Chương trình phối hợp nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giúp người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất, kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được tiếp cận vay vốn ưu đãi của NHCSXH để tạo việc làm ổn định cuộc sống, giúp những người lầm lỡ vượt qua mặc cảm, tự ti, nỗ lực làm lại cuộc đời, tái hòa nhập cộng đồng bền vững; góp phần bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tạo sự thống nhất trong điều hành của Bộ Công an và NHCSXH; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tăng cường trách nhiệm giữa Công an các địa phương và NHCSXH các tỉnh, thành phố, Phòng giao dịch các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg.
Phát biểu tại Lễ ký kết, Trung tướng Nguyễn Văn Phục - Cục trưởng C11 nhấn mạnh: Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù là một chính sách có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với người lầm lỗi để họ tái hoà nhập cộng đồng. Thực hiện tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ góp phần khắc phục được những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù để họ có việc làm, có thu nhập, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm tội và vi phạm pháp luật. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg đã được triển khai thực hiện kịp thời; công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện được thực hiện tốt.
Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tái hoà nhập cộng đồng, tư vấn về trình tự, thủ tục cho người chấp hành xong án phạt tù, cơ sở sản xuất, kinh doanh vay vốn đào tạo nghề, tạo việc làm, sản xuất, kinh doanh tại địa phương, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên ngành nhằm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội.
Trân trọng cảm ơn sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của Bộ Công an trong thực hiện Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận khẳng định: Công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù thể hiện sâu sắc chính sách nhân văn, nhân đạo của Đảng, Nhà nước. Sự đồng hành, tiếp sức của chính sách tín dụng không chỉ giúp họ có nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế mà còn là điểm tựa nâng đỡ niềm tin để những con người từng lầm lỡ vững bước hơn trong cuộc sống. Qua đó, góp phần giảm nghèo, phòng ngừa tái phạm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người chấp hành xong án phạt tù.
Thời gian tới, để thực hiện tốt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg và Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và NHCSXH đạt kết quả cao, Phó Tổng Giám đốc đề nghị Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với NHCSXH cùng cấp và các Sở, ban ngành, cơ quan liên quan tham mưu cho chính quyền các cấp bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH nhằm đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu, đủ điều kiện được vay vốn chính sách nhanh chóng, thuận lợi.
Bên cạnh đó, thường xuyên tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg đến các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; đặc biệt là các đối tượng chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập với cộng đồng hoặc đang chấp hành án phạt, trước khi trở về làm lại cuộc đời.
Lực lượng Công an cần tiếp tục phối hợp, hỗ trợ NHCSXH trong công tác rà soát, xác nhận, lập danh sách, cung cấp thông tin hộ vay vốn bỏ đi khỏi nơi cứ trú, làm cơ sở NHCSXH phối hợp đôn đốc thu hồi nợ. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong lĩnh vực ngân hàng; nhất là trong việc đảm bảo an toàn hoạt động tại các Điểm giao dịch NHCSXH đặt tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn, tổ chức giao dịch vào ngày cố định trong tháng.
Theo báo cáo, sau 6 tháng triển khai thực hiện cho vay theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg, NHCSXH đã giải ngân 341 tỷ đồng, với 4.154 người chấp hành xong án phạt tù. Các tỉnh có dư nợ lớn như: Hải Dương 19,2 tỷ đồng; Bắc Giang 17,4 tỷ đồng; Nghệ An 17,3 tỷ đồng; Thanh Hóa 16 tỷ đồng; Đắc Lắk 14,6 tỷ đồng; Bình Phước 12,7 tỷ đồng.
|
PV
Các tin bài khác
- » Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ NHCSXHTW lần thứ 23
- » Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi
- » NHCSXH huyện Chi Lăng nỗ lực “Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau”
- » Tín dụng chính sách xã hội giúp người dân huyện Anh Sơn thoát nghèo bền vững
- » Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh kiểm tra giám sát định kỳ năm 2024
- » Cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025
- » Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2024: Phát triển bền vững chuỗi giá trị
- » Nghệ An nhân rộng mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốn gắn sinh hoạt cộng đồng
- » Nguồn vốn chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội
- » Vốn chính sách tiếp sức cho nông dân