Cà Mau ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của tín dụng chính sách
Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và các ngành liên quan ngày càng xác định rõ vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội, xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo. Từ đó thực hiện có hiệu quả về công tác giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội…; nhất là cho vay xuất khẩu lao động, đang đạt hiệu quả thiết thực, làm thay đổi cuộc sống nhiều hộ dân.
Trong giai đoạn 2014 - 2019, NHCSXH tỉnh đã hỗ trợ gần 170 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với tổng doanh số đạt trên 2.840 tỷ đồng. Nguồn vốn ngân sách của địa phương ủy thác qua NHCSXH đến hết tháng 6/2019 là 99,6 tỷ đồng, tăng 67 tỷ đồng so với thời điểm trước khi có Chỉ thị. NHCSXH tỉnh đã duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động tại 101/101 Điểm giao dịch cấp xã; thành lập trên 2.700 Tổ tiết kiệm và vay vốn; giao dịch được thực hiện theo lịch cố định hàng tháng…
Tham luận tại Hội nghị, các đại biểu ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị số 40, tuy nhiên vẫn còn vướng những khó khăn, hạn chế như: Một số địa phương, người dân chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội; nguồn lực dành cho tín dụng chính sách chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phối hợp, tuyên truyền về tín dụng chính sách một số nơi hiệu quả chưa cao; hiệu quả vốn tín dụng còn thấp và tiềm ẩn rủi ro; mức cho vay một số chương trình còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu. Một bộ phận người vay chưa chấp hành tốt việc trả vốn, trả lãi…
Nhận định Chỉ thị số 40 đã đi sâu vào cuộc sống, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Mạnh Tú mong muốn các cấp, các ngành trong tỉnh tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đặc biệt cần có giải pháp, chỉ đạo các đơn vị nhận ủy thác đôn đốc những hộ vay đến hạn và quá hạn nhanh chóng hoàn vốn cho ngân hàng. Hiện nợ quá hạn của tỉnh chiếm 3,41%, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành cả nước (chỉ sau Bạc Liêu).
Băn khoăn trước vấn đề trên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Bạch Đằng đề nghị các địa phương rà soát, chỉ đạo chặt chẽ, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, quá hạn. Việc bình xét đối tượng vay phải chính xác, kỹ càng; hướng dẫn người vay sử dụng nguồn vốn hiệu quả, nhất là xây dựng và nhân rộng các mô hình phù hợp với địa phương, gia đình.
Đồng thời, các ngành, các cấp rà soát các nguồn vốn, dành một phần nguồn vốn từ ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay, bổ sung cho những nơi còn thiếu vốn, nhằm đảm bảo công bằng, hiệu quả… Với NHCSXH, yêu cầu đơn vị cải thiện quy trình, thủ tục đảm bảo công khai, minh bạch, sao cho người dân dễ nhớ, dễ hiểu.
Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 05 tập thể và 15 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 40 trong 05 năm qua.
Mộng Thường
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Hà Nội đi đầu từ cơ chế đặc thù riêng có
- » Bình Phước sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW
- » Trà Vinh bổ sung 121,5 tỷ đồng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác
- » Ngày hội tôn vinh đoàn viên, người lao động ngành Ngân hàng
- » Điểm đột phá xây dựng nông thôn mới ở Hưng Yên
- » Hội nghị sơ kết 05 năm Chỉ thị số 40-CT/TW ở Tiền Giang
- » Tín dụng chính sách xã hội là nguồn lực giúp giảm nghèo bền vững