Người nghèo ở các xã, phường, thị trấn của tỉnh Khánh Hòa đã được vay vốn ưu đãi
Báo cáo tại Hội nghị cho biết, sau 15 năm thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, đến nay cơ cấu nguồn vốn khá đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách. 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh đã được đầu tư vốn tín dụng chính sách, không có xã trắng về tín dụng chính sách.
Từ 02 chương trình tín dụng nhận bàn giao năm 2002 đến nay NHCSXH tỉnh Khánh Hòa thực hiện 13 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 2.193 tỷ đồng, tăng 21 lần so với thời điểm nhận bàn giao.
Bên cạnh việc khai thác tốt nguồn vốn và giải ngân kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chất lượng tín dụng luôn được củng cố và nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,41%tổng dư nợ.
Nhờ phát huy hiệu quả sử dụng vốn, trong 15 năm hoạt động, đã có 500 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; góp phần giúp 41 nghìn lượt hộ thoát nghèo; thu hút tạo việc làm cho hơn 38 nghìn lao động; hơn 60 nghìn lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập; xây dựng trên 287 nghìn công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
Từ nay đến năm 2020, NHCSXH tỉnh Khánh Hòa sẽ đáp ứng cho 100% người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận với nguồn vốn và các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp; hoàn thành 100% kế hoạch tín dụng được Trung ương giao; tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm từ 7% - 10%; tỷ lệ nợ quá hạn duy trì ở dưới mức dưới 0,4%. Bên cạnh đó thường xuyên phối hợp, lồng ghép hiệu quả tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong sản xuất và phát triển kinh tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đánh giá cao những nỗ lực mà hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn đạt được 15 năm qua. Tổng Giám đốc đề nghị tỉnh Khánh Hòa tiếp tục quan tâm chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Quan tâm dành một phần ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.
Kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp ưu tiên tập trung nguồn lực cho tín dụng chính sách gắn với mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tập trung công tác quản trị, điều hành, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực hoạt động của Ban đại diện HĐQT các cấp; tiếp tục thực hiện hiệu quả phương thức ủy thác, chất lượng hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội. Nâng cao vai trò của chính quyền cấp xã trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đặc biệt là công tác tuyên truyền, bình xét cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Khánh Hòa đã tặng Cờ thi đua cho NHCSXH tỉnh Khánh Hòa; hơn 100 tập thể, cá nhân cũng được nhận Bằng khen của UBND tỉnh Khánh Hòa và Giấy khen của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Nam Du thực hiện
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách ở Đồng Tháp đồng hành cùng người nghèo
- » 15 năm hoạt động tín dụng chính sách tại tỉnh Khánh Hòa (KTV)
- » Tọa đàm “Hội, đoàn thể - cầu nối đưa vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo”
- » Thành phố Hải Phòng tổng kết 15 năm thực hiện tín dụng chính sách xã hội
- » Tỉnh Sơn La tổng kết 15 năm tín dụng chính sách xã hội
- » Bến Tre phấn đấu 100% người nghèo được tiếp cận vốn vay ưu đãi
- » NHCSXH tỉnh Bến Tre 15 năm một chặng đường (THBT)
- » Dấu ấn 15 năm tín dụng chính sách tại Thừa Thiên - Huế
- » Trên 185 nghìn lượt người nghèo ở Bình Dương được vay vốn ưu đãi
- » Tín dụng chính sách giúp người nghèo Bắc Giang phát triển sản xuất