Cần nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn ở cơ sở về tín dụng chính sách
Báo cáo sơ kết nhận ủy thác cho vay do ông Hà Văn Chung - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn thuộc Trung ương Đoàn TN trình bày cho biết: Đoàn TN đang nhận ủy thác từ NHCSXH với tổng dư nợ là 10.158 tỷ đồng, chiếm 9,6% trong tổng dư nợ ủy thác của NHCSXH. Trong đó, chương trình cho vay hộ nghèo đạt 3.965 tỷ đồng; HSSV 2.623 tỷ đồng; hộ gia đình SXKDVKK 1.396 tỷ đồng, NS&VSMTNT 879 tỷ đồng, hộ nghèo về nhà ở 472 tỷ đồng và GQVL là 401 tỷ đồng,… Hiện, Đoàn TN cũng đang quản lý 21.508 Tổ TK&VV và 685 ngàn hộ còn dư nợ. Bình quân một Tổ có 31 tổ viên và bình quân một hộ có dư nợ 14,8 triệu đồng.
Thông qua hoạt động cho vay uỷ thác, Đoàn TN cùng với NHCSXH chuyển tải kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, công tác uỷ thác cũng bộc lộ một số hạn chế, đó là chất lượng tín dụng không đồng đều; việc tổ chức thực hiện các công đoạn uỷ thác chưa đầy đủ, một số công đoạn còn yếu; hoạt động Tổ TK&VV còn yếu kém. Tăng trưởng dư nợ tín dụng uỷ thác thông qua “kênh” Đoàn TN 6 tháng đầu năm 2012 tăng 693 tỷ đồng so với 31/12/2011 và là đơn vị có tăng trưởng dư nợ cao nhất (tăng 7,3%) trong 4 tổ chức hội, đoàn thể. Trong đó các tỉnh, thành Đoàn tăng trưởng dư nợ cao là Sơn La tăng 52 tỷ đồng, Nghệ An tăng 48 tỷ đồng, Thái Nguyên tăng 46 tỷ đồng, Lào Cai tăng 27 tỷ đồng,… Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ quá hạn có chiều hướng tăng, một số địa phương tỷ lệ thu lãi đúng hạn thấp, lãi tồn cao…
Thống nhất cao với báo cáo, đại diện các Ban chuyên môn nghiệp vụ của NHCSXH và Trung ương Đoàn cho biết, công tác tuyên truyền chính sách tín dụng mới của Chính phủ, quy định của NHCSXH có nơi làm chưa tốt, nên một bộ phận thanh niên nghèo có tâm lý trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức trả nợ; công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, kiểm soát chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao; nợ quá hạn tập trung chủ yếu hiện nay ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh, thành có chất lượng tín dụng chưa tốt. Một bộ phận người dân không có đất sản xuất, đi làm thuê, không có phương án sử dụng vốn nhưng vẫn được xét duyệt cho vay vốn để sản xuất, kinh doanh dẫn đến sử dụng sai mục đích, khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Một số hộ vay vốn đã bỏ đi nơi khác sinh sống nhưng Tổ TK&VV và Đoàn TN nắm bắt chưa được kịp thời trước khi họ bỏ đi; chương trình vay vốn XKLĐ đến hạn không có khả năng trả nợ,…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Đức Hải - Phó Tổng giám đốc NHCSXH khẳng định, phương thức cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội là hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của nước ta hiện nay.
Về những vấn đề còn tồn tại trong công tác nhận uỷ thác, Phó Tổng giám đốc NHCSXH đề nghị, Trung ương Đoàn TN và NHCSXH cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt 6 công đoạn uỷ thác; phối hợp, kiểm tra, giám sát việc chuyển tải vốn tín dụng chính sách nhằm kịp thời phát hiện, tháo gỡ những bất cập, khó khăn; Trung ương Đoàn và NHCSXH cần có tiếng nói chung trong việc kiến nghị, đề xuất chính sách vay vốn cho đối tượng hộ cận nghèo; nghiên cứu, sửa đổi cơ chế cho vay vốn giải quyết việc làm,…
“Trong 6 tháng đầu năm 2012, các tỉnh, thành Đoàn có dư nợ ủy thác cao là: Nghệ An 454 tỷ đồng, Thanh Hóa 440 tỷ đồng, Lào Cai 387 tỷ đồng và Sóc Trăng là 346 tỷ đồng…“. |
Cùng chung với ý kiến của Phó Tổng giám đốc NHCSXH, đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng - Bí thư Trung ương Đoàn TN khẳng định: Trong thời gian tới cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn ở cơ sở, đặc biệt là cấp xã về tín dụng chính sách; chú trọng tới công tác tập huấn, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Đoàn cấp xã; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đưa thông tin chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Chính phủ đến với đội ngũ thanh niên được đầy đủ, kịp thời, chính xác, thiết thực và hiệu quả; tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động Tổ TK&VV, kiên quyết xóa bỏ những Tổ TK&VV hoạt động yếu kém, không hiệu quả.
Về nợ quá hạn gia tăng, Bí thư Trung ương Đoàn TN cho rằng, hai cơ quan cần xem xét nghiêm túc, bàn giải pháp giải quyết có trách nhiệm để giải quyết. Trung ương Đoàn TN đã thành lập Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng tín dụng tại các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long do 1 đồng chí Bí thư làm Trưởng ban, Bí thư Đoàn một số tỉnh, thành phố trong khu vực và Trưởng, phó các Ban của Trung ương Đoàn làm Uỷ viên… Để nâng cao chất lượng tín dụng, Bí thư Nguyễn Mạnh Dũng đề nghị, hai cơ quan cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về chính sách, quy định về tín dụng chính sách. Việc tuyên truyền phải làm cho cán bộ của NHCSXH và Trung ương Đoàn và đối tượng vay vốn nắm vững, hiểu rõ về quy trình, quy định thực hiện chương tình tín dụng ưu đãi, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
PV
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Vùng đất khó trồng nấm trúng đậm
- » An Giang: Nỗ lực nâng cao chất lượng tín dụng
- » UBND tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020
- » CHƯƠNG TRÌNH 167 GIAI ĐOẠN 2: Hộ nghèo được vay bao nhiêu tiền?
- » Hội phụ nữ Vi Hương tự hào vì thành tích giảm nghèo
- » Xóa nghèo bền vững bằng giải pháp tín dụng ưu đãi
- » Con đường nào để thoát nghèo được bền vững
- » Làm theo ông Kàn sẽ hết nghèo
- » Tuy đã thoát nghèo nhưng cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Thành vẫn bấp bênh do thiếu vốn
- » Giúp hộ cận nghèo xóa nghèo bền vững