Ninh Bình với việc cho vay giải quyết việc làm
Đồng thời, xây dựng dự án mở rộng xưởng sản xuất, nâng cơ sở sản xuất do anh làm chủ thành Công ty TNHH một thành viên, lấy tên Thuỳ Dung (Công ty Thùy Dung), được NHCSXH tiếp tục giúp đỡ, cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm. Liên tục từ đó đến nay, Công ty Thuỳ Dung thu hút trên 100 lao động có việc làm ổn định với mức thu nhập bình quân từ 3 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Giám đốc Phạm Văn Đạo trực tiếp hướng dẫn chúng tôi thăm dây chuyền cắt, may áo quần xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, cho biết: “Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã thực sự tiếp sức cho Công ty Thuỳ Dung chúng tôi trụ vững và làm ăn có lãi”.
Đúng vậy, vốn vay giải quyết việc làm là một trong 9 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có công tác giảm nghèo, an sinh xã hội trên toàn địa bàn từ miền núi Nho Quan, Tam Điệp đến vùng chiêm trũng Yên Mô, Gia Viễn, miền biển Kim Sơn… Trong 11 năm, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã giải ngân cho trên 7.000 dự án với số tiền 188 tỷ đồng cho 12.705 lượt khách hàng là các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, hộ gia đình; Nhờ đó, đã tạo việc làm, thu nhập cho trên 84.000 lao động. Nhiều chủ cơ sở, chủ hộ được vay vốn giải quyết việc làm của NHCSXH đã mở rộng sản xuất, kinh doanh, thu hút hàng trăm lao động địa phương, điển hình như hộ ông Phạm Đăng Khuyến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh; ông Phạm Văn Vay, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, anh Phạm Văn Đạo ở xã Tân Thành, huyện Kim Sơn…
Đánh giá về hiệu quả sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm, bà Lã Thị Hồng Yến - Giám đốc NHCSXH tỉnh Ninh Bình cho biết: “Nguồn vốn hỗ trợ từ Quỹ quốc gia về việc làm đã giúp các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh mở rộng sản xuất, tạo việc làm mới cho nhiều lao động, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở nông thôn; vì lãi suất của chương trình này thấp và ổn định hơn so với lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại nên từ khi triển khai chương trình cho vay giải quyết việc làm đến nay luôn nhận được sự hưởng ứng của các cấp, ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân lao động.
Có được kết quả trên là do thời gian qua, NHCSXH tỉnh Ninh Bình đã tích cực chỉ đạo các NHCSXH cấp huyện phối kết hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể nhận uỷ thác trên địa bàn, tổ chức tập huấn cho cán bộ hội, Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn, phổ biến quy trình, thủ tục, điều kiện vay vốn giải quyết việc làm. Hằng năm, NHCSXH còn phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn cho các huyện/thị xã. Tại các Điểm giao dịch và thông qua 2.757 Tổ tiết kiệm và vay vốn trong toàn tỉnh, chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay giải quyết việc làm được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn công khai, rộng rãi, giúp người vay lập dự án cho vay vốn và kịp thời giải ngân đến tận nơi thực hiện dự án. Đồng thời, tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đạt hiệu quả.
Tác dụng của chương trình cho vay giải quyết việc làm ở Ninh Bình đã góp phần bảo đảm việc làm ổn định, tạo việc làm mới ở nông thôn, nâng cao thu nhập cho người lao động. Do đó, đề nghị Chính phủ tăng thêm nguồn vốn và điều chỉnh mức cho vay cao hơn nữa, chắc chắn các hộ vay không chỉ có điều kiện vươn lên làm giàu, xóa nghèo bền vững mà còn tham gia giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương đất chật, người đông ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bài và ảnh Văn Giang
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nguồn vốn đã được phát huy hiệu quả
- » Thoát nghèo nhờ vay vốn
- » Xóa nghèo từ cao nguyên xa xôi
- » Làm theo cán bộ sẽ hết nghèo
- » Trang trại “giải quyết việc làm” ở Hưng Yên
- » Vốn vay giải quyết việc làm tiếp sức làng nghề
- » Điểm tựa cho sinh viên nghèo
- » Người nghèo nơi châu thổ sông Hồng được vay vốn ưu đãi
- » Phiêng Khoài đang chuyển mình
- » Đòn bẩy thúc đẩy giảm nghèo