Hà Tĩnh thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ
Tuy nhiên, do khó khăn về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên nên đã ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm cao hơn bình quân cả nước. Nguồn vốn đầu tư cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác phục vụ sản xuất kinh doanh còn hạn chế, số người thiếu việc làm, tỷ lệ hộ tái nghèo lớn… Vì vậy, việc tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ cho công tác giảm nghèo và tạo việc làm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên được UBND tỉnh đặt ra cho các cấp, các ngành. Việc triển khai thực hiện Nghị định số 78 là giải pháp quan trọng hàng đầu để hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo chính quyền các cấp, các ngành liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các chương trình tín dụng. Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn trong quá trình hoạt động, phân tích, xử lý các khoản nợ xấu, vay ké, chiếm dụng, thực hiện các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ; tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào cơ chế, chính sách, tạo tâm lý muốn vay nhưng không muốn trả trong nhân dân. Gắn chất lượng tín dụng chính sách với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, thực hiện tốt các nội dung ủy thác cho vay. Chỉ đạo các ngành thông tin tuyên truyền mở các chuyên mục tuyên truyền về cơ chế, chính sách cho vay của từng chương trình tín dụng, phản ánh gương điển hình tiên tiến để nâng cao hiểu biết cho nhân dân, lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án, các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với các chương trình tín dụng chính sách, các chính sách của tỉnh về mở rộng và phát triển các ngành nghề cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách, kết hợp với các chương trình xây dựng Nông thôn mới để tạo điều kiện cho nhân dân vươn lên làm chủ cuộc sống.
Từ thực tiễn 10 năm thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, có thể khẳng định những kết quả đạt được là của NHCSXH là rất đáng tự hào, khẳng định được chủ trương thành lập NHCSXH để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm tập trung các nguồn vốn ưu đãi có nguồn gốc từ ngân sách vào một đầu mối, phân biệt tín dụng chính sách với tín dụng thương mại là phù hợp với thực tiễn, hợp lòng dân; các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ sớm đi vào cuộc sống, tạo cơ hội cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi, có điều kiện phát triển sản xuất, tìm kiếm việc làm, vươn lên cải thiện cuộc sống, góp phần ổn định xã hội. Tại tỉnh Hà Tĩnh đã huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi một cách kịp thời, đến đúng đối tượng thụ hưởng, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Sau 10 năm triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách đã đến với 100% số thôn, xóm của 262 xã, phường, có 48 hội cấp huyện, 877 hội cấp xã làm ủy thác, thành lập 4.187 Tổ tiết kiệm và vay vốn và 262 Điểm giao dịch xã. Trong 10 năm qua đã có gần 412 nghìn lượt hộ nghèo, hộ chính sách được vay vốn với doanh số 5.068 tỷ đồng, thu nợ 2.286 tỷ đồng; tổng dư nợ đạt 2.994 tỷ đồng, tăng 2.810 tỷ đồng (hơn 15 lần) so với khi mới thành lập. Các chính sách tín dụng ưu đãi đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bước đầu khắc phục tình trạng thiếu vốn sản xuất, góp phần tạo việc làm cho gần 113 nghìn lao động; có gần 102 nghìn hộ thoát ngưỡng đói nghèo, trên 45 nghìn hộ cải thiện đời sống; gần 41 nghìn hộ có chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn; 2.064 lao động đi làm việc ở nước ngoài; trên 112 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 64 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng, sửa chữa trên 10 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, 100 nhà chòi hộ nghèo tránh lũ; khôi phục, phát triển một số ngành nghề truyền thống như chế biến nước mắm, phát triển làng mộc, nghề rèn đúc, chăn nuôi gia súc, gia cầm… thông qua thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đã gắn kết cấp ủy chính quyền, các hội, đoàn thể với nhân dân, thu hút các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia hoạt động đoàn thể, làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, sâu sát của cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương và các hội, đoàn thể cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách đến nhân dân; xác định, lựa chọn, bình xét công khai đối tượng cho vay; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời các vi phạm về chính sách.
Trần Đởng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » "Nhờ đồng vốn chính sách, bản làng tôi đã thay đổi"
- » Vốn tín dụng học sinh, sinh viên nơi địa đầu Tổ quốc
- » Giảm nghèo ở Phượng Tiến
- » Giúp người dân tại tỉnh Đắk Lắk thoát nghèo
- » Ấn tượng NHCSXH ở tỉnh Lâm Đồng
- » Thế vươn mình ở một xã bãi ngang
- » Góp phần đắc lực thực hiện “an sinh xã hội”
- » Hiệu quả từ phối hợp ủy thác vay vốn
- » Giảm chính sách "cho không", tăng hỗ trợ sản xuất
- » Quảng Ninh: “Bà đỡ” nghề rừng ở Ba Chẽ