Mong có đủ vốn để tự làm giàu
Ở huyện Phú Lộc, mô hình nuôi ếch của gia đình ông Trần Đình Vê, thôn Phụng Chánh, xã Vinh Hưng, được xem là điển hình về sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả cũng như cách làm hay, sáng tạo được nhiều nông dân các xã lân cận đến học tập kinh nghiệm. Gia đình ông Vê có cơ sở nuôi ếch từ nhiều năm nay, tuy nhiên do vốn ít, ông nuôi với số lượng không nhiều, lợi nhuận thu được mỗi năm không cao. “Tôi không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo nên không tiếp cận được các nguồn vốn này. Mới đây, xã Vinh Hưng được Chính phủ đưa vào danh sách các xã thuộc vùng khó khăn nên được NHCSXH hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn”, ông Vê cho biết. Tháng 7 vừa qua, hộ ông Vê được NHCSXH huyện Phú Lộc cho vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn (ảnh 1).
Cách mô hình của bác Vê không xa, mô hình của ông Bùi Thanh là một cách làm mới, có tính đột phá của lãnh đạo các cấp. Phá thế độc canh vốn được bà con khu vực vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giữ từ lâu, ông đã nuôi xen ghép “ba trong một”, cả tôm, cua, cá trong cùng diện tích thả, mang lại hiệu quả cao, tránh mất trắng khi gặp dịch. Nhà ông Thanh có sẵn hồ nuôi tôm hơn 1ha, ngoài 30 vạn con tôm, tháng 7 vừa qua ông được vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ gai đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn từ của NHCSXH, bác thả nuôi thêm 1.000 con cá dìa, 1.000 con cua (ảnh 2).
Gia đình chị Hồ Thị Lộc ở thôn Đại Phú, xã Phong Chương, huyện Phong Điền được xem là hộ nông dân điển hình trong việc sản xuất, kinh doanh bởi mô hình của chị bất kể người nông dân nào cũng mơ ước. Hiện trại heo tính tổng đàn có hơn 100 con, trong đó có hơn 60 con chuẩn bị xuất chuồng, còn lại 5 con heo nái và heo sữa. Chị đã được NHCSXH cho vay 30 triệu đồng, nhưng nguyện vọng của gia đình là muốn được vay 100 triệu để có thể làm quy mô hơn (ảnh 3).
Mong muốn được vay nhiều hơn để có “đủ bột” nhằm “gột nên hồ” là điều ông Vê, ông Thanh cũng mong muốn, với lãi suất ngang bằng với hộ cận nghèo 0,72% bởi thực tế phần đa các hộ vay vốn có mức sống còn rất khó khăn.
Ông Trương Công Lân - Giám đốc NHCSXH tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: “Qua khảo sát nhu cầu vay vốn tại các xã thuộc vùng khó khăn, chúng tôi được biết nhu cầu vay vốn còn rất lớn. Chúng tôi đang tích cực chỉ đạo NHCSXH các huyện, thị xã rà soát danh sách các hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn tại các xã không còn thuộc vùng khó khăn có nợ đến hạn để đôn đốc thu hồi nợ và chuyển nguồn vốn cho các xã mới được đưa vào danh sách vùng khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã báo cáo NHCSXH và tranh thủ nguồn vốn từ Trung ương để bổ sung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của hộ vay tại các xã thuộc vùng khó khăn”.
Quang Tám
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đổi mới ở Hạ Lang
- » Vốn vay tiếp sức sinh viên nghèo đến trường
- » Chợ Đồn sử dụng hiệu quả vốn vay hộ nghèo
- » Góp phần xây dựng nông thôn mới trên vùng đất đỏ bazan
- » Đồng vốn chính sách tạo đà cho nông dân Hưng Yên làm giàu
- » Yên tâm bám đất
- » Đoàn kiểm tra, giám sát của HĐQT NHCSXH làm việc tại tỉnh Lào Cai
- » Chợ na Đồng Bành
- » Tiếp sức cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng biên giới
- » NHCSXH làm việc với Ngân hàng Thế giới và Ban quản lý Dự án phát triển ngành lâm nghiệp