Vai trò của Tổ tiết kiệm và vay vốn phố Bằng trong phát triển kinh tế
Hiện, tổ đang có dư nợ 1.147 triệu đồng, bình quân mỗi hộ có dư nợ trên 25 triệu đồng. Qua kiểm tra, đánh giá, 100% hộ vay đúng đối tượng thụ hưởng, sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn. Nguồn vốn tín dụng chính sách được chuyển tải đến tận tay các hộ nghèo cần vôn, đặc biệt tín dụng HSSV được giải ngân kịp thời vào đầu các kỳ học, do đó không có trường hợp HSSV nào phải nghỉ học vì lý do thiếu tiền trang trải cho chi phí học tập.
Bà Trần Thị Oanh - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn phố Bằng cho biết: những năm qua, nhờ được vay vốn từ các chương trình tín dụng chính sách đã giúp các hộ gia đình trong tổ có thêm vốn đầu tư trồng hàng chục ha mía, cam; chăn nuôi trâu, bò; xây dựng được 28 công trình nước sạch, công trình vệ sinh; giúp cho 19 HSSV theo học các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trong đó có 5 HSSV đã tốt nghiệp ra trường bắt đầu trả nợ; xóa được 6 nhà tạm, xây mới được 10 căn nhà kiên cố… Từ nguồn vốn ưu đãi đã giúp 18 hộ thoát nghèo, nhiều hộ gia đình có việc làm và thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Đặc biệt giúp cho những hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có con theo học các trường chuyên nghiệp giảm bớt được gánh nặng nỗi lo tiền bạc. Một số hộ sử dụng vốn hiệu quả như hộ ông Đỗ Văn Quân, Bùi Văn Bản, bà Nguyễn Thị Thủy… Bên cạnh đó, 100% thành viên trong tổ đều tham gia gửi tiền tiết kiệm hàng tháng với số dư tiền gửi hiện đã lên tới 15 triệu đồng. Mặc dù số dư tiền gửi tiết kiệm chưa nhiều, song đã giúp cho các hộ gia đình tự ý thức, có thói quen dành dụm tiết kiệm; mặt khác giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn để cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Theo bà Oanh, để có được kết quả trên là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã, Hội Cựu chiến binh xã trong triển khai thực hiện. Đặc biệt là NHCSXH huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của tổ như cung cấp đầy đủ văn bản, tài liệu liên quan; mẫu biểu, hồ sơ vay vốn, tập huấn nghiệp vụ hàng năm; các biện pháp xử lý nợ xấu và thường xuyên kiểm tra uốn nắn kịp thời những tồn tại của tổ… Mặt khác, việc công khai đầy đủ các chương trình tín dụng, đối tượng thụ hưởng, mức vay, lãi suất, số dư tiền gửi, tiền vay từng hộ, tổ chức giao dịch giải ngân thu nợ, thu lãi… tại Điểm giao dịch xã giúp cho Tổ trưởng và các thành viên trong tổ dễ dàng nắm bắt, tiếp cận nhanh với các chủ trương, chính sách tín dụng, tiết giảm được thời gian chi phí đi lại khi giao dịch với NHCSXH, đồng thời giúp các thành viên có thể tự kiểm tra giám sát việc vay vốn.
Theo đánh giá của chính quyền địa phương, Tổ tiết kiệm và vay vốn phố Bằng có vai trò quan trọng trong chuyển tải vốn vay cũng như chất lượng tín dụng. Đây là mô hình quản lý cho vay chặt chẽ hiệu quả thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia, là động lực thúc đẩy thi đua phát triển sản xuất giữa các thành viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Bài và ảnh Hải Linh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Ba anh em họ Dương nuôi ếch Thái hiệu quả
- » Vốn ưu đãi giúp hộ cận nghèo thoát nghèo bền vững
- » Thanh niên tại tỉnh Thanh Hóa vay vốn ưu đãi để xóa nghèo
- » Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Hậu Giang
- » Phát huy vai trò chuyển tải vốn tín dụng chính sách
- » Tạo sức bật cho hộ nghèo thoát nghèo
- » Dê núi Cúc Phương
- » Hội nghị Triển khai công tác Văn phòng ngành Ngân hàng
- » Điển hình nông dân Khmer sử dụng vốn ưu đãi vượt khó thoát nghèo
- » Phú Lộc đổi mới thâm canh