Tín dụng chính sách trên quê hương “người gái đảm” anh hùng
Song song với việc huy động các nguồn lực, tài chính để tăng trưởng dư nợ và tổ chức chuyển tải nhanh chóng vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng thụ hưởng, NHCSXH đã tập trung cho vay thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực nông thôn, thực hiện các dự án thâm canh những vườn cây sạch như chuối ngự hồng, đu đủ vàng, quất, quýt quả xanh, hoa ly ngũ sắc… đồng thời ưu tiên vốn vay cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới các cơ sở, làng nghề tham gia giải quyết việc làm mới tạo thêm thu nhập ở khu vực nông thôn. Tính đến nay, tổng dư nợ cho vay đạt xấp xỉ 190 tỷ đồng, tăng 16 tỷ đồng so với cả năm 2014.
Nhờ các biện pháp đồng bộ, các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH trên địa bàn các xã đã góp phần cùng các chính sách khác của Nhà nước và của địa phương thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo ở địa phương. Nếu như năm 2010, số hộ nghèo là 4.236 hộ (tỷ lệ 12,21%) thì đến cuối năm 2014, con số này của toàn huyện giảm xuống 880 hộ (tỷ lệ 2,2%).
Đặc biệt, qua chương trình cho vay NS&VSMTNT của NHCSXH huyện đã tạo điều kiện cho nhiều hộ dân xây mới và cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh gia đình, cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đến nay, dư nợ của chương trình đạt 49,7 tỷ đồng với trên 5.160 hộ được vay vốn. Chương trình đã góp phần nâng tỷ lệ hộ dân của huyện được sử dụng nước sạch lên trên 75%.
Chương trình cho vay giải quyết việc làm cũng đã giúp giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương. Hiện, dư nợ của chương trình này đạt trên 40,6 tỷ đồng với 1.983 hộ còn dư nợ, góp phần thực hiện thành công tiêu chí 12 về cơ cấu lao động.
Đánh giá về hiệu quả của nguồn vốn vay ưu đãi thực hiện tại Đan Phượng, Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Hữu Hoàng cho biết, việc NHCSXH huyện thời gian qua ưu tiên cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các xã làm điểm nông thôn mới không chỉ giúp người dân thoát nghèo bền vững, thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn góp sức cùng với Đảng bộ, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Với những biện pháp thiết thực, hiệu quả, nguồn vốn vay ưu đãi đã thực sự tạo điều kiện cho bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày, đời sống người dân Đan Phượng đã khấm khá hơn trước nhiều. Tiêu biểu như gia đình chị Ngô Thị Vân ở thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng sử dụng 20 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm cải tạo đồng ruộng, đào mương dẫn nước phù sa sông Đáy về cùng mua giống mới, phân hữu cơ chuyên dùng đầu tư trồng 5ha mẫu hoa ly ngũ sắc, để mỗi vụ thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Tương tự gia đình anh Trần Văn Bảy ở thôn Tiến Bộ, xã Thọ Xuân cũng nhờ 20 triệu đồng vay mua được đủ giống tốt, phân bón và học hỏi kỹ thuật trồng quất cảnh, đu đủ sạch không hạt. Sau 3 năm không những thoát cảnh nghèo khó mà gia đình còn mua được máy bơm nước, máy cày đất phục vụ làm vườn.
Hiện NHCSXH huyện Đan Phượng đang tập trung khai thác các nguồn vốn, chuẩn bị triển khai nhiệm vụ 2016 để làm động lực thúc đẩy huyện Đan Phượng phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với tiềm năng, lợi thế và truyền thống lịch sử của quê hương “người gái đảm” anh hùng.
Bài và ảnh Anh Thư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đồng hành cùng người nghèo
- » Khi có đồng vốn trong tay
- » Hỗ trợ vốn vay phát triển kinh tế cho đoàn viên thanh niên
- » Đồng vốn nhỏ tạo cơ nghiệp lớn
- » Người kết nối tín dụng chính sách cho người nghèo
- » Đồng hành cùng hội viên CCB phát triển kinh tế
- » Tín dụng chính sách góp phần đổi thay diện mạo vùng nông thôn
- » Vì chất lượng cuộc sống
- » Giúp đồng bào Khmer thoát nghèo bền vững
- » Vùng biên giới Vị Xuyên đang đổi thay nhờ nguồn vốn chính sách