Tạo động lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế
Nguồn vốn ưu đãi đã được ưu tiên đầu tư cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, góp phần đổi thay những buôn làng xa xôi, hẻo lánh trên miền biên giới Tây Nam. Ngày nay, đường giao thông liên xã, liên làng được thông suốt hai mùa mưa nắng, nối sát ngã 3 biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, xuôi thẳng xuống đồng bằng, duyên hải miền Trung.
Từ nguồn vốn ưu đãi được thể hiện rõ rệt ở xã Ia Hla, cách thị trấn Chư PưH 32km. Nơi đây 7 năm về trước vẫn chưa có điện lưới quốc gia, đường sá đi lại khó khăn, hộ nghèo toàn xã chiếm 69%. Vậy mà từ khi điện về, đường mở, 100% hộ nghèo, gia đình đồng bào DTTS ở cả 8 buôn làng được vay gần 25 tỷ đồng của 9 chương trình tín dụng ưu đãi phát triển sản xuất thuận lợi, nhiều gia đình thoát hết nghèo khó.
Điển hình chị Siêu Mi, dân tộc Gia Rai ở buôn Cư Rê, xã Ia HLa trở thành tấm gương phụ nữ sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả làm kinh tế gia đình giỏi, thoát nghèo bền vững. Mới ngày nào, gia đình chị Siêu Mi còn đứng trong tốp đầu nghèo khó nhất xã Ia Hla vùng biên giới Chư PưH. Tuy có nhiều đất canh tác nhưng vì thiếu vốn, gia đình chị chỉ loay hoay trồng những giống cây ngắn ngày năng suất thấp trên mảnh vườn tạp, nên cuộc sống vẫn nghèo khó. Từ năm 2012 được sự động viên, giúp đỡ của chính quyền, Hội Phụ nữ xã chị Siêu Mi mạnh dạn vay vốn chính sách. Nhờ số tiền vay đó, chị chủ động mua cây giống, vật tư, cải tạo đất đai, học tập kỹ thuật đầu tư trồng và thâm canh 500 trụ tiêu, 280 cây cà phê.
Qua 4 năm chịu khó chăm sóc, vườn tiêu và diện tích trồng cà phê đã cho gia đình chị thu lãi gần 200 triệu đồng/năm, và hoàn trả hết vốn vay ưu đãi cho ngân hàng.
Hay như gia đình anh Nay Phúc, ngụ tại buôn Hxa I, xã Ia Hba đã sử dụng 30 triệu đồng vốn ưu đãi đầu tư chăn nuôi bò, lợn. Nhờ chịu thương chịu khó, lại biết tính toán chi ly, kế hoạch, vợ chồng anh Nay Phúc ngày nay đã tạo nên một cơ ngơi bao gồm đàn bò lai sind 10 con, 3 dẫy chuồng lợn thịt hàng trăm con và rẫy cà phê xanh tốt, thu lãi mỗi năm tới cả trăm triệu đồng.
Gia đình chị Siêu Mi, anh Nay Phúc và rất nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS trên cao nguyên Chư PưH đã biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chính sách để thoát nghèo bền vững.
Bài và ảnh Đông Dư
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hiệu quả hoạt động ủy thác vốn vay của Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk
- » Gia Lai tăng cường vốn vay cho hộ đồng bào DTTS
- » Tiết kiệm từ món tiền nhỏ
- » Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cho vay nhà ở xã hội
- » Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Công đoàn NHCSXH khóa IV, nhiệm kỳ 2018 - 2023
- » Hội thảo chính sách, giải pháp tín dụng phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm và giới thiệu sản phẩm của người khuyết tật
- » Quy trình thủ tục cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ
- » Cơ hội giúp người nghèo vươn lên phát triển kinh tế
- » Khánh Hòa cho vay vốn khôi phục sản xuất sau bão
- » Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn