Tổng dư nợ ủy thác vốn vay qua Hội Phụ nữ đạt gần 71.500 tỷ đồng
Trong đó, dư nợ tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo 13,6 nghìn tỷ đồng, hộ cận nghèo 11,6 nghìn tỷ đồng, hộ mới thoát nghèo 11,9 nghìn tỷ đồng, cho vay NS&VSMTNT đạt 11,9 nghìn tỷ đồng và cho vay HSSV có dư nợ đạt trên 5,3 nghìn tỷ đồng,…
Đây là số liệu được công bố tại Hội nghị sơ kết hoạt động ủy thác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2018 giữa NHCSXH và Hội LHPN Việt Nam tổ chức ngày 19/9.
Để giúp hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi, góp phần tăng tỷ lệ thu hồi vốn tại NHCSXH, trong 6 tháng đầu năm 2018, các cấp hội tiếp tục gắn kết việc hỗ trợ tăng hiệu quả sử dụng vốn của người vay với việc thực hiện tiêu chí “không đói nghèo” trong các tiêu chí của Cuộc vận động “5 không, 3 sạch” và phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, góp phần thực hiện chỉ tiêu “hàng năm mỗi chi hội tập trung hỗ trợ một hộ thoát nghèo theo tiêu chí đa chiều”.
Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác của cán bộ hội cơ sở, Tổ tiết kiệm và vay vốn; chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn vay; đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; đổi mới công tác tuyên truyền, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động các cấp do Hội PN và NHCSXH tổ chức…
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Nguyễn Văn Lý cho biết những đóng góp của các cấp Hội PN trong hoạt động ủy thác luôn tạo điều kiện giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và ổn định an ninh, chính trị.
Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lý đề nghị trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tổ chức thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả cho vay theo Quyết định 2085/QĐ-TTg về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 và tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ.
Cùng với NHCSXH, Hội Phụ nữ các cấp cần chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền các địa phương về hoạt động của NHCSXH nói chung, hoạt động ủy thác của tổ chức hội nói riêng. Qua đó tranh thủ sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn; thực hiện tốt Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, góp phần thực hiện tốt Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020.
Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo khẳng định thời gian tới Hội Phụ nữ sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao nhận thức đầy đủ về tín dụng chính sách ở cơ sở; chủ động phối hợp tập huấn, nâng cao năng lực, nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ hội, Tổ trưởng; đồng thời củng cố hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn và chuyển giao KHKT…
PV
Các tin bài khác
- » Hoạt động của NHCSXH rất đáng để các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao học tập
- » Chuyện dâu tằm và vốn chính sách
- » Vụ Xã hội thuộc Ban Kinh tế TW làm việc với NHCSXH
- » Phủ vốn chính sách trên Tây Nguyên
- » Giảm nghèo là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị
- » “Hạt giống” tín dụng ươm mầm nông thôn mới
- » Niềm vui từ tín dụng chính sách cho vay mua nhà ở xã hội
- » Huyện Ia Pa đẩy mạnh cho vay ưu đãi góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”
- » Không lo thiếu tiền, chỉ lo thiếu quyết tâm đi học
- » Có vốn trong tay nông dân bàn cách làm giàu