Luân canh cây trồng ở vùng đất cát
Phải đến lúc những công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Đá Bàn, đập Thanh Hà được xây dựng cùng những chương trình, dự án, xã Cát Hải đã nhanh chóng phá vỡ thế độc canh cây lúa và tăng mùa vụ với những cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao.
Ông Đặng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Ngay từ khi có hệ thống điện lưới quốc gia, nguồn nước tưới và nguồn vốn chính sách hỗ trợ kịp thời, xã tập trung động viên bà con chuyển những diện tích 1 vụ lúa/năm sang cây màu, chủ yếu là hành và đậu phụng. Nhờ được đầu tư đồng bộ từ đổi mới kỹ thuật canh tác, tập trung nguồn lực và được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến nay, xã Cát Hải đã đạt tổng dư nợ gần 9 tỷ đồng, trong đó: Nguồn vốn vay chủ yếu sử dụng vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh đồng ruộng, đã góp phần tăng trưởng năng xuất cây rau màu ngay trên vùng đất cát. Trong nhiều năm qua, cây hành và cây đậu phụng là cây làm giàu cho người dân nơi đây”.
Ông Hà cho biết thêm: Trên diện tích đất trồng lúa, đại bộ phận hộ dân đã đầu tư công sức và sử dụng vốn vay ưu đãi vào làm vụ lúa đông xuân, tiếp đến làm ngay vụ đậu phụng hè và trồng hành vụ thu. Còn với số đất màu, bà con cũng tính toán kỹ, dùng vốn vay hợp lý mua giống tốt, vật tư, phân bón để triển khai làm vụ hành đông xuân, đậu phụng vụ hè rồi làm tiếp cây hành vụ thu. Nhờ vậy, hiện tại năng suất lúa ở Cát Hải đã đạt bình quân 57 tạ/ha, năng suất đậu phụng đạt bình quân 30 tạ/ha và cây hành là 75 - 80tạ/ha.
Trên những diện tích đất cát ở Cát Hải nay đã quay vòng đạt thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ nông dân thoát nghèo, do đó đã nộp lãi, trả nợ đúng kỳ hạn cho NHCSXH. Nông dân Võ Kế Mười ở thôn Tân Thanh phấn khởi nói: “Tôi đã sử dụng vốn vay ưu đãi của NHCSXH đầu tư mua giống mới, cải tạo đồng đất và làm theo công thức bón phân mới, chỉ bón thêm vôi, còn lại giảm lượng lân, kali, không bón phân đạm Urê ở ruộng trồng cây đậu phụng nên vừa giảm chi phí đầu vào rất nhiều, nhưng năng suất vẫn đạt 31,7 tạ/hạ, cao hơn ruộng đậu của những người không làm theo phương pháp đầu tư lồng ghép kỹ thuật và tiền vốn đến 4 tạ/ha”.
Trong vụ sản xuất 2013 và những năm tiếp theo, xã Cát Hải động viên các hộ nghèo, hộ cận nghèo mạnh dạn sử dụng vốn vay ưu đãi của NHCSXH vào sản xuất rau màu nhất là cây đậu phụng trên các cánh đồng mẫu lớn. Đồng thời, còn hướng dẫn bà con áp dụng phương pháp canh tác mới, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học nhằm làm tăng độ phì cho đất, tạo dinh dưỡng cho các loại cây trồng luân canh, góp phần giảm nghèo bền vững nâng cao mức thu nhập cho người dân Bình Định, một vùng quê đầy gió với cát.
Bài và ảnh Hữu Hạnh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn tiểu khu Châu Giang được xếp loại tốt nhiều năm
- » Cần sớm có chính sách hỗ trợ vốn, việc làm cho người nhiễm HIV
- » Ở nơi nghèo nhất nước
- » Màu xanh trên quê hương “tuyến lửa”
- » Hiệu quả từ nguồn vốn vay hộ nghèo
- » Cần nhiều giải pháp giúp thanh niên thoát nghèo
- » Nam Định với chương trình tín dụng NS&VSMTNT
- » Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ủy thác
- » Cho vay làm nhà tránh bão lũ đạt hiệu quả cao
- » Hàng nghìn phụ nữ Khánh Hòa thoát nghèo, làm kinh tế giỏi