Đồng bào dân tộc ở tỉnh Gia Lai đã được sử dụng công trình NS&VSMTNT
Nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai có dân số khoảng 1,3 triệu người, trong đó 45% là đồng bào dân tộc thiểu số. Do điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí hạn chế nên địa phương còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, nhất là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trước tình hình đó, tỉnh Gia Lai đã có một bước tiến trên đường phát triển mới, thông qua các nghị quyết, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh trích ngân sách bổ sung nguồn vốn để NHCSXH cho vay hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Xã Tân Sơn, TP. Pleiku, là một điển hình trong việc giúp người dân sử dụng vốn vay ưu đãi hiệu quả, với 1.236 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số Ja Rai là 291 hộ. Ông Phạm Phụng - Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Tân Sơn cho biết: “Nguồn vốn cho vay từ NHCSXH, trong đó có vốn vay chương trình tín dụng NS&VSMTNT đã giúp nhân dân trong xã xây dựng đời sống mới, thay đổi tập quán sinh hoạt, nâng cao sức khỏe, đặc biệt chương trình có sức lan tỏa mạnh mẽ bởi ý nghĩa nhân văn của nó, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến nay, dư nợ cho vay của chương trình này tại xã đạt 1,7 tỷ đồng, với 231 hộ vay”.
Là một trong những hộ trực tiếp thụ hưởng chương trình tín dụng NS&VSMTNT, ông Rơ Cơm Bông - người dân tộc Ja Rai ở làng Tiêng 2, xã Tân Sơn, phấn khởi cho biết: “Chương trình đã hỗ trợ rất tốt cho người dân trong làng, trong xã. Gia đình tôi trước đây vốn chỉ sử dụng nước sông suối, mùa khô cạn kiệt, rất khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt. Nhưng từ khi vay vốn của NHCSXH đầu tư xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh cả nhà đã không còn phải sống trong cảnh khổ sở vì thiếu nước”.
Không thể kể hết những ý kiến đồng tình, ủng hộ một chương trình tín dụng giàu tính nhân văn. Tại tỉnh Gia Lai, chương trình NS&VSMTNT đã phát huy tốt hiệu quả và ý nghĩa, giúp bà con có vốn để đầu tư xây dựng mới và cải tạo lại nhiều công trình nước sạch, vệ sinh góp phần cải thiện môi trường sống lành mạnh, điều kiện sinh hoạt, nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán lạc hậu, mang lại ý nghĩa thiết thực.
Bài và ảnh Siu Thị Nữ Hạnh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Phát huy hiệu quả vốn vay
- » Lễ kết nạp Đảng viên mới
- » Đêm hội trăng rằm
- » Thực hiện uỷ thác thiết thực trong việc vay vốn chính sách
- » Công đoàn Ngân hàng Việt Nam chăm lo đời sống đội ngũ cán bộ
- » Khi cán bộ tín dụng chính sách kiêm “chuyên gia tư vấn kinh tế”
- » Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm việc tại tỉnh Đồng Tháp
- » Có vốn, có nhà vững chãi
- » Hỗ trợ phát triển sản xuất kịp thời
- » “Tôi từng không dám mơ thoát đời làm mướn”