Đề xuất nâng mức vay
Theo báo cáo của NHCSXH, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến cuối năm 2013 đạt 129.214 tỷ đồng; đầu tư đến 100% các xã, phường, thị trấn.
Mô hình “Tín dụng tự quản”
Ông Dương Quyết Thắng - Tổng giám đốc NHCSXH chia sẻ: “Mô hình hoạt động của NHCSXH là đặc thù của Việt Nam. Trước đây ta học của Bangladesh về tín dụng vi mô, tổ nhóm, nhưng giờ họ học ta mô hình tín dụng chính sách xã hội hóa”.
Ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội gọi đó là mô hình “Tín dụng tự quản”. Ông Hùng cho biết, tại nhiều địa phương, Tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ làm tín dụng mà còn tư vấn, hỗ trợ nhau thực hiện các vấn đề giảm nghèo khác.
Tại 15 tỉnh, thành phố đoàn thực hiện giám sát về chính sách, pháp luật giảm nghèo từ cấp tỉnh đến huyện và thông tin từ cử tri cho thấy, Cấp ủy, chính quyền và người dân đánh giá rất cao vai trò của chính sách tín dụng ưu đãi đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và giảm nghèo nói riêng.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội - ông Đặng Thuần Phong đánh giá, tín dụng chính sách là một trong những nội dung có nhiều điểm sáng thuyết phục nhất đối với hơn 500 đại biểu Quốc hội và trước cử tri. Bởi, đối tượng, địa bàn, khu vực cho vay của NHCSXH có độ rủi ro cao, nhưng nợ xấu thấp nhất trong hệ thống tín dụng (năm 2013 là 0,79%).
“Từ năm 2005 - 2012, gần 19 triệu lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi, giúp gần 2,4 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; tạo việc làm cho gần 8 triệu lao động, hơn 92.000 lao động thuộc gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động… Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2010 từ 22% giảm xuống 9,45% và năm 2011 - 2012 giảm từ 14,2% xuống 9,6%…”. |
Nguồn vốn cần ổn định lâu dài
Tuy nhiên, việc thực hiện tín dụng chính sách đang gặp một số khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc NHCSXH, khó khăn lớn nhất hiện nay là tìm nguồn vốn bền vững. Bởi, các nguồn vốn hiện nay chủ yếu là ngắn hạn nhưng ngân hàng đang cho vay trung và dài hạn; vốn huy động lãi suất cao chiếm hơn 54% khiến Chính phủ phải bù lỗ lớn…
Trước những khó khăn này, NHCSXH đã đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung nguồn vốn cấp từ ngân sách Nhà nước hàng năm; bố trí nguồn vốn vay dài hạn, lãi suất thấp; các Bộ: Lao động, Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ bổ sung 171/311 xã vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi…
Ông Hùng cho hay, những kiến nghị của NHCSXH sẽ được đưa vào báo cáo giám sát và trình Quốc hội.
Ông Hùng lưu ý, trong bối cảnh đánh giá nghèo đa chiều, NHCSXH cần tiếp tục thiết kế cho phù hợp theo hướng thiết thực, hiệu quả, đa dạng và linh hoạt; tham mưu cho Chính phủ nâng mức vay, thời hạn vay. “Với những kết quả tích cực trong 11 năm hoạt động của NHCSXH, tới đây tín dụng chính sách phải là một trong những trụ cột giảm nghèo” - ông Hùng nhấn mạnh…
Theo Nguyễn Công - Báo NTNN
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » TP. Hồ Chí Minh: Tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người nghèo
- » 19 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn giảm nghèo
- » Công điện của Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau nghỉ Tết
- » Nỗi lo nhà 167 bổ sung
- » Đón Tết ấm nhờ có vốn làm ăn
- » 7 năm từ cuộc đối thoại lịch sử của Thủ tướng Chính phủ
- » Thống đốc NHNN tham gia Đoàn công tác của Chính phủ tại tỉnh Phú Thọ
- » Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng đến thăm và chúc Tết NHCSXH
- » Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh xông đất ngành Ngân hàng
- » Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình kiêm Chủ tịch HĐQT NHCSXH chúc Tết NHCSXH