Cần tạo lập sự bền vững cho tín dụng ưu đãi

25/09/2014
(VBSP News) Ngày 25/9/2014, tại trụ sở NHNN đã diễn ra Hội thảo với chủ đề: “Phát triển bền vững NHCSXH góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”, do NHCSXH và Tạp chí ngân hàng tổ chức. Hội thảo có sự tham dự của đồng chí Hà Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bùi Văn Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Giang cùng các đồng chí nguyên là Lãnh đạo NHCSXH và các chuyên gia tài chính - ngân hàng. Tham gia điều hành Hội thảo có đồng chí Dương Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy NHCSXH Trung ương, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc; Đào Minh Phúc - Tổng biên tập Tạp chí ngân hàng. Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã đến dự và phát biểu tại Hội thảo.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Thành công trong hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH đã thể hiện ở nhiều mặt. Đó là đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển an sinh xã hội. Đồng thời, NHCSXH cũng làm tốt việc phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội trong quá trình thực hiện như Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn Thanh niên để thực hiện sứ mệnh cho vay giảm nghèo cùng ngân hàng.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần thúc đẩy các dịch vụ của Ngân hàng thương mại và dịch vụ tài chính nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn và giúp cho người dân ở những vùng này đã tiếp cận được dịch vụ tài chính.

Để phát huy tốt hơn nữa vai trò của NHCSXH trong  giảm nghèo, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, cần đặt ra và giải quyết vấn đề về tạo lập nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ chế phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội của NHCSXH. Nếu giải quyết tốt các vấn đề đó thì NHCSXH sẽ góp phần tích cực hơn nữa vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đề dẫn tại Hội thảo về hoạt động của NHCSXH, Tổng biên tập Tạp chí ngân hàng Đào Minh Phúc, cho biết: Tổng dư nợ của NHCSXH đến nay đạt 126.349 tỷ đồng, tăng 117.718 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 29,4%; với gần 7 triệu hộ còn dư nợ, tăng hơn 5 triệu khách hàng so với thời điểm thành lập. Dư nợ bình quân một khách hàng tăng từ 2,5 triệu đồng (năm 2003) tăng lên hơn 18 triệu đồng.

Sau 11 năm hoạt động đã có trên 24,8 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn tín dụng chính sách. Góp phần giúp trên 3,2 triệu hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo.

Đánh giá cao đóng góp của NHCSXH, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng, cho rằng, mô hình hoạt động cho vay vốn ưu đãi hiệu quả như NHCSXH có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Mạng lưới của NHCSXH trải rộng đến tận các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo nơi trình độ dân trí của người dân còn thấp.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hà Hùng

Theo TS. Nguyễn Ngọc Thao - Chủ nhiệm Khoa tài chính công, Học viện Hành chính, NHCSXH có mạng lưới rộng rãi với Điểm giao dịch ở tất các xã, phường và công khai chính sách cho vay, đối tượng cho vay, công khai cả thời gian giao dịch có thể tiếp cận vốn vay thuận tiện.

TS. Nguyễn Ngọc Thao - Chủ nhiệm khoa Tài chính công, Học viện Tài chính

TS. Nguyễn Ngọc Thao - Chủ nhiệm Khoa tài chính công, Học viện Hành chính

TS. Nguyễn Ngọc Thao cũng đề xuất, hiện nay có một số chương trình, dự án đầu tư vốn từ ngân sách Nhà nước không có tính chất hoàn lại, bố trí qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… cần được giảm thiểu, các chương trình, dự án này, chuyển qua NHCSXH cho vay ưu đãi, có thể lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn, cơ chế xử lý rủi ro linh hoạt hơn… Nếu làm được như vậy sẽ có hiệu quả hơn.

Các đại biểu dự Hội thảo

Các đại biểu dự Hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hạnh, cho biết: Nhờ vậy, hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến tích cực, quy mô tín dụng tăng nhanh. Nếu như năm 2003, chi nhánh mới chỉ triển khai cho vay 3 chương trình tín dụng với dư nợ 224 tỷ đồng, thì đến nay số chương trình tín dụng đã tăng gấp 4 lần với tổng dư nợ đạt 2.707 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với năm 2003; chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, chỉ chiếm 0,25% tổng dư nợ. Hoạt động của NHCSXH tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến tích cực, quy mô tín dụng tăng nhanh. Nếu như năm 2003, chi nhánh mới chỉ triển khai cho vay 3 chương trình tín dụng với dư nợ 224 tỷ đồng, thì đến nay số chương trình tín dụng đã tăng gấp 4 lần với tổng dư nợ đạt 2.707 tỷ đồng, tăng gần 12 lần so với năm 2003; chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp, chỉ chiếm 0,25% tổng dư nợ.

Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐTQ NHCSXH tỉnh Bắc Giang tham gia phát biểu tại Hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐTQ NHCSXH tỉnh Bắc Giang tham gia phát biểu tại Hội thảo

Đề cập đến phát triển bền vững từ lý thuyết đến thực tiễn của NHCSXH, PGS; TS. Đinh Xuân Hạng - Học viện Tài chính cho rằng: Muốn phát triển bền vững, NHCSXH phải đảm bảo tính ổn định, hài hòa lợi ích của khách hàng và ngân hàng; phù hợp với nhu cầu thị trường và phát triển chung của nền kinh tế. Hoạt động của NHCSXH là phi lợi nhuận, nên nội dung cơ bản phát triển bền vững là phải dựa trên nền tảng, năng lực tài chính vững chắc.

PGS - TS. Đinh Xuân Hạng - Học viện Tài chính

PGS; TS. Đinh Xuân Hạng - Học viện Tài chính

Theo TS. Kinh tế, Nhà báo Nguyễn Minh Phong dư nợ sau 11 năm tăng 18 lần, cho vay nông dân nợ quá hạn đã thấp nhưng cho vay qua NHCSXH nợ quá hạn còn thấp hơn, chỉ dưới 1%, điều này đã nói lên hiệu quả của tín dụng ưu đãi. Theo TS. Nguyễn Minh Phong, bên cạnh việc cần sự tăng vốn, tăng tự chủ tài chính cho NHCSXH, ngân hàng này cũng cần phải nghiên cứu đa dạng các sản phẩm dịch vụ. Có thể, ngoài phương thức trực tiếp cho vay, cần ưu tiên cho vay phục vụ tái cơ cấu theo các chuỗi cung ứng sản xuất các nhóm, ngành, sản phẩm chủ lực liên kết giữa hộ gia đình - doanh nghiệp và các tổ chức hội, đoàn thể địa phương, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi ủy thác qua “kênh” 4 tổ chức hội, đoàn thể.

TS. Kinh tế, Nhà báo Nguyễn Minh Phong

TS. Nguyễn Minh Phong

Ở góc độ đơn vị nhận ủy thác vốn vay, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hà Văn Chung, cho rằng: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gọn nhẹ, phương thức cho vay uỷ thác từng phần qua 4 tổ chức hội, đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binhHội Liên hiệp phụ nữ và Đoàn Thanh niên), thành lập mạng lưới trên 200 nghìn Tổ tiết kiệm và vay vốn trên cả nước đã đưa nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, tiết kiệm tối đa chi phí và nhân lực cho NHCSXH và người vay vốn. Đây là việc thực hiện quá trình dân chủ hóa, xã hội hóa chính sách tín dụng của Nhà nước thực hiện giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hà Văn Chung

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên nông thôn Hà Văn Chung

TS. Vũ Đình Ánh - Bộ Tài chính cho rằng, với uy tín của NHCSXH hiện nay là một trong những lợi thế để ngân hàng có thể nghiên cứu xây dựng sản phẩm huy động vốn phù hợp

TS. Vũ Đình Ánh - Bộ Tài chính cho rằng: Với uy tín của NHCSXH hiện nay là một trong những lợi thế để ngân hàng có thể nghiên cứu xây dựng sản phẩm huy động vốn phù hợp

Đánh giá cao và trân trọng với những ý kiến tham luận của các đại biểu, các chuyên gia tài chính - ngân hàng, đồng chí Dương Quyết Thắng, Bí thư Đảng ủy NHCSXH Trung ương, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc cho biết: Các ý kiến tại Hội thảo sẽ được NHCSXH tổng hợp, nghiên cứu, nếu phù hợp sẽ kiến nghị Chính phủ đưa vào hoạt động thực tiễn để NHCSXH ngày càng phát triển bền vững, đóng góp vào công cuộc giảm nghèo bền vững của đất nước.

Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng phát biểu

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng phát biểu

 IMG_2973

 

Nhóm PV thực hiện

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác