“Bàn đạp” thoát nghèo

19/02/2020
(VBSP News) Nhiều năm qua, Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giúp cho hàng nghìn hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Nhiều năm qua, Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giúp cho hàng nghìn hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nhiều năm qua, Hội Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giúp cho hàng nghìn hội viên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Gia đình bà Mường Bùi Thị Khuyên là một trong những điển hình thoát nghèo của xã Thành Công, huyện Thạch Thành. Trong căn nhà mái bằng khang trang, gia đình bà Khuyên đã gắn bó, vay vốn NHCSXH từ khi còn là hộ nghèo khó. Hiện, gia đình bà đang vay vốn chương trình cho vay hộ SXKD để đầu tư cho những dự định mới.
Nhớ lại những tháng ngày cơ khổ trước đây, bà Khuyên cho biết: “Dù hai vợ chồng bà có sức khoẻ, có đất, có ruộng nhưng quanh năm, nai lưng “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” cũng không đủ tiền để lo ăn học cho con cái”. Bước ngoặt đến với gia đình bà Khuyên khi năm 2010, bà được vay vốn NHCSXH qua Tổ tiết kiệm và vốn vay ủy thác qua Hội Phụ nữ xã.
Với số tiền vay ban đầu, bà cùng chồng bàn tính mua một cặp bò, bê để chăn nuôi. Có sức kéo, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu cỏ, rơm rạ. Sẵn nguồn nguyên liệu dồi dào nên cặp bò, bê của gia đình bà lớn nhanh chóng. Con bò mẹ sinh sản thêm được 1 rồi 2 đến 3 con. Lúc đó, hai vợ chồng lại bàn tính bán bớt đi đầu tư thêm con nuôi khác.
Nghĩ là làm, năm 2012 hai vợ chồng bán 3 con bò được sinh sản thu lại 24 triệu đồng, đầu tư vào nuôi thả dê thịt - loại thịt thương phẩm đang được thị trường ưa chuộng. Kể từ đây, con đường thoát nghèo của gia đình bà bắt đầu.
Năm 2013 gia đình bà là một trong hơn chục hộ gia đình hội viên thoát nghèo, vươn lên cận nghèo tiêu biểu. Năm 2015, với những thuận lợi trong đầu tư phát triển sản xuất, gia đình bà một lần nữa khẳng định danh hiệu tiêu biểu của thôn, xã khi thoát nghèo hoàn toàn; trở thành một trong những hộ có điều kiện kinh tế khá của thôn, cũng như xã. Từ cặp bò bê, đến nay gia đình bà Khuyên đã có trong tay cả chục con bò, bê, hàng trăm con dê thịt thương phẩm và hơn héc ta mía nguyên liệu, lúa thâm canh năng suất cao.
Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thành Công đánh giá, gia đình bà Khuyên là một trong những điển hình vươn lên thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay chính sách của NHCSXH. Từ những nguồn vốn ủy thác thông qua Hội Phụ nữ, đến nay, toàn xã có hàng chục mô hình kinh tế trang trại, gia trại, trong đó không ít mô hình do Hội phụ nữ quản lý phát huy hiệu quả như: mô hình chăn nuôi trâu bò, mô hình chăn nuôi dê, trồng mía nguyên liệu,…
Có thể khẳng định, công tác ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội đã đang tạo nên hiệu quả tín dụng to lớn. Đặc biệt là nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH thông qua Hội Phụ nữ đã giúp cho hàng nghìn hội viên được tiếp cận nguồn vốn, đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Tính đến hết năm 2019, dư nợ ủy thác từ NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là 9.325 tỷ đồng (chiếm 99,3% tổng dư nợ). Trong đó, dư nợ ủy thác qua Hội Phụ nữ là 3.787 tỷ đồng (chiếm 40,6%).

Bài và ảnh Sơn Đình

Các tin bài khác