Vốn chính sách - lực đẩy phát triển sản xuất ở Bình Thuận
Có kết quả đó là do sự nỗ lực vượt khó của những người làm công tác tín dụng chính sách từ bộ phận tác nghiệp trực tiếp ở Hội sở tỉnh và 9 Phòng giao dịch cấp huyện đến các cấp chính quyền, hội, đoàn thể làm nhiệm vụ uỷ thác cùng mạng lưới 2.489 Tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động đều khắp ở 127 xã, phường, thị trấn, tạo thành lực đẩy quan trọng giúp cho hơn 70 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn ưu đãi chủ động sản xuất, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Ông Xuân đã dẫn chứng về huyện miền núi Bắc Bình trong 11 tháng qua đã tập trung cho hộ cận nghèo vay 10.893 triệu đồng, gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vay hơn 400 triệu đồng với lãi suất 0,1% và chương trình cho vay hộ nghèo theo quy định mới về nâng mức vay, hạ lãi suất cũng đã giải ngân cho 16 hộ với số tiền là 665 triệu đồng, bình quân 41,5 triệu đồng/hộ, trong đó có 3 hộ dân tộc Chăm ở xã vùng sâu Phan Sơn được tiếp cận dễ dàng mức vay cao nhất là 50 triệu đồng/hộ.
Còn ở huyện Tánh Linh, do có sự phối hợp, ủng hộ của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, NHCSXH đã tổ chức được 14 Điểm giao dịch cố định tại xã, thị trấn và 229 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động ở tất cả các thôn, xóm trong huyện. Từ ngày NHCSXH mở Điểm giao dịch tại Hội trường UBND xã, bà con dân tộc K’Ho, Rắc Lây ở xã Măng Tố đã chẳng phải đi lại xa xôi, mất thời gian, lại mạnh dạn vay vốn ưu đãi của Nhà nước đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi.
Ông Lê Văn Đẻn - Chủ tịch UBND xã Măng Tố phấn khởi cho biết: “Điểm giao dịch của NHCSXH huyện ở xã Măng Tố hoạt động rất hiệu quả, luôn tạo thuận lợi cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Sau mỗi buổi giao dịch, cán bộ ngân hàng, cán bộ Ban giảm nghèo xã và các hội, đoàn thể, các Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn còn tổ chức họp để giải quyết những vướng mắc, tồn tại, đồng thời cùng đưa ra những giải pháp thực hiện việc vay vốn, trả nợ, nộp lãi phù hợp với thực tế của địa phương”.
Được biết, cùng với việc duy trì Điểm giao dịch tại xã, NHCSXH các huyện, thị xã ở tỉnh Bình Thuận đã coi trọng công tác nâng cao chất lượng hoạt động các Tổ tiết kiệm và vay vốn, phát huy vai trò của người Tổ trưởng để nguồn vốn chính sách được đầu tư đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế. Anh Huỳnh Tấn Thiện - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Hội Nông dân xã Măng Tố là một điển hình. Anh luôn tìm hiểu nhu cầu vay vốn của mọi thành viên và tận tình giúp đỡ bà con lập hồ sơ vay vốn chính sách thuận lợi, sử dụng vốn vào công việc sản xuất, kinh doanh cụ thể: “Hiện, tổ của tôi quản lý 1,1 tỷ đồng với 43 hộ đang dư nợ với NHCSXH. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh, mình phải tư vấn cụ thể cho họ để họ chăn nuôi thế nào, trồng trọt ra sao… nhưng làm gì thì làm, hiệu quả kinh tế là trên hết, giúp được bà con đỡ nghèo khó là tôi vui rồi”, anh Thiện nói.
Bài và ảnh Trần Văn Đởng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Đồng vốn trợ lực vượt ngưỡng nghèo
- » Hộ nghèo ở Phú Yên được vay vốn xây nhà phòng, tránh bão, lụt
- » Huyện Ba Bể hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách
- » Khi Nghị quyết đi vào cuộc sống
- » Thái Bình thực hiện giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới
- » Vay vốn được “khuyến mãi” kiến thức
- » Về nơi “rốn nghèo” tỉnh Điện Biên
- » Giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi Quảng Ngãi
- » Khi người nghèo có vốn ưu đãi
- » Điểm tựa cho bà con Khmer nghèo