Làng quê ở vùng Đồng Tháp Mười có nước sạch
Ông Nguyễn Văn Liệt - Phó Chủ tịch UBND xã Hoà Long, cho biết: Năm 2008, khi công trình cấp nước sạch cho các xã vùng ngập lũ của Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư đi vào đáp ứng và Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn do NHCSXH huyện triển khai đã đáp ứng nhu cầu nước sạch cả mùa nắng lẫn mùa mưa cho trên 2.000 hộ dân. Trước đây, chưa có nước sạch sinh hoạt, các dịch bệnh liên quan đến nguồn nước sinh hoạt còn xảy ra nhiều. Từ khi có nước sạch đến nay, ý thức về việc sử dụng nước sạch của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn có đổi thay, việc gìn giữ vệ sinh công cộng cũng chuyển biến rõ rệt”.
Ấp Long Hội, xã Hòa Long đã có 131 hộ dân sử dụng vốn vay ưu đãi, mua nguyên, vật liệu bắc đường ống dẫn nước từ đường dẫn nước chính của nhà máy vào tận nhà sử dụng. Chị Nguyễn Thị Hiếu Nhi phấn khởi cho biết: “Hồi trước để có nước sinh hoạt, gia đình tôi phải dùng nước sông, lại được lọc cẩn thận cứ tưởng đó là nguồn nước hợp vệ sinh, nào ngờ nguồn nước đó bị nhiễm Flo nặng nên ảnh hưởng đến sức khoẻ, đặc biệt là hay bị tiêu chảy, răng bị ố vàng. Sợ quá, gia đình tôi phải đi mua nước từ thị trấn về để nấu ăn và nước uống. Rất may, từ khi chương trình cấp nước sạch cũng như được vay vốn ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai, đã giúp mọi người trong nhà tôi giải quyết tình trạng thiếu nước, đảm bảo sức khoẻ, không sợ bị bệnh đường ruột nữa”.
Chị Nhi còn cho biết, gia đình có 5 thành viên; mỗi tháng sử dụng nguồn nước máy khoảng 20m3 nước tính ra chỉ 100 nghìn đồng. Về chất lượng nước, gia đình rất yên tâm, vì nước không có hiện tượng lắng cặn, đục bẩn.
Tương tự, hộ chị Nguyễn Kim Loan, cùng ấp với chị Hiếu cho biết; từ ngày có nước sạch sử dụng, cuộc sống gia đình chị không còn vất vả, phải lăn lội đi gần 1km để lấy nước ngoài sông về dùng cho việc tắm, rửa, giặt giũ nữa: Nước để ăn uống, gia đình cũng dùng trực tiếp nước máy chứ không phải mua nước đóng bình như mọi khi rất tốn kém mà sử dụng không thoải mái. Giờ chỉ việc mở vặn vòi là có nước dùng vì nguồn nước sạch do nhà máy cấp rất dồi dào, ổn định. “Tôi vay 8 triệu đồng của NHCSXH làm công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh của gia đình. Hiện tại, tôi đã trả hết nợ vốn vay và yên tâm sản xuất”.
Theo NHCSXH huyện Lai Vung, từ tháng 5/2014, Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường áp dụng mức vay mới là 6 triệu đồng cho một công trình để giúp bà con được thuận lợi hơn trong việc xây dựng các công trình, cũng như nâng cấp, tu sửa các công trình nước sạch bị hư hỏng.
Được biết, toàn huyện Lai Vung đã có hơn 7.000 hộ được vay vốn ưu đãi từ Chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Để thuận tiện cho việc giải ngân, thu nợ gốc, lãi, NHCSXH huyện đã khuyến khích người dân thực hiện trả nợ bằng hình thức gửi tiền tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, do đó, hầu hết số hộ vay đều hoàn trả nợ đúng quy định.
Hiện tại, NHCSXH huyện tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát nhu cầu vay vốn của người dân, triển khai việc cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo quy định mới của Chính phủ là tăng mức tiền vay, mở rộng đối tượng thụ hưởng và tập trung ưu tiên cho vay tại các xã có hộ nghèo cao, xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Bài và ảnh Hồ Minh Khánh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Giảm nghèo là thành tích nổi bật của Việt Nam
- » Vốn chính sách dựng xây cuộc sống mới
- » “Nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn”
- » Tạo thuận lợi cho người nghèo vay vốn ưu đãi
- » Làm giàu từ vốn chính sách
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn - “cánh tay” nối dài của NHCSXH
- » Đồng vốn nhỏ giúp cuộc sống sung túc
- » Thoát hẳn cái nghèo nhờ cách làm hay ở Bình Dương
- » Chương trình vay “chuộc sổ” ở Hậu Giang