Bắc Kạn sau gần 3 tháng cho vay hộ cận nghèo
Chợ Đồn là huyện có tổng số hộ cận nghèo được thống kê cho đến hiện tại là 1.188 hộ, chiếm 9,72% tổng số hộ trên toàn huyện. Song hành cùng các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác từ NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, Đoàn Thanh niên huyện cũng đã có những bước triển khai kịp thời chương trình cho hộ cận nghèo vay vốn ưu đãi. Theo đồng chí Ma Văn Dũng - Phó bí thư Đoàn Thanh niên huyện, từ trước tới nay việc thực hiện công tác ủy thác đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng đối với Huyện đoàn. Hiện tại, Đoàn Thanh niên đang quản lý 35 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 993 hộ đoàn viên còn dư nợ các chương trình. Ngay sau khi có hướng dẫn thực hiện chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo, Huyện đoàn đã có văn bản chỉ đạo, phổ biến tới các đoàn xã. Các đoàn xã đã phổ biến tới từng Tổ tiết kiệm và vay vốn, các đoàn viên thanh niên đều rất vui mừng trước việc có chính sách vay vốn ưu đãi cho hộ cận nghèo vì hiện tại tỷ lệ hộ cận nghèo trong đoàn viên, thanh niên cũng là khá lớn.
Theo đồng chí Nông Thị Thu Hoài - Phó giám đốc NHCSXH huyện Chợ Đồn, qua gần 3 tháng triển khai chương trình đến nay dư nợ cho hộ cận nghèo vay đạt gần 3 tỷ đồng với 108 hộ vay vốn. Hiện tại, có rất nhiều hộ có dư nợ chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn mong muốn đến kỳ trả gốc để chuyển sang vay chương trình hộ cận nghèo.
Hiện tại, tổng số hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là trên 8.000 hộ. Đến nay, tổng dư nợ của chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo trên toàn tỉnh đạt gần 11 tỷ đồng với 393 hộ có dư nợ. Dư nợ đạt cao nhất chính là tại huyện Chợ Đồn và thấp nhất là Pác Nặm mới đạt 270 triệu đồng. Theo đồng chí Hà Sỹ Côn - Phó giám đốc NHCSXH tỉnh Bắc Kạn, công tác tuyên truyền cho chương trình đã thực hiện tốt tới tận thôn, xóm.
Tuy nhiên, việc định hướng việc làm, cách làm kinh tế cho các hộ vay cũng vô cùng quan trọng nếu không vốn vay lại trở thành gánh nặng lãi suất cho người vay. Người dân cần xác định vốn ưu đãi dành cho hộ cận nghèo là cơ hội để thoát nghèo bền vững. Tâm lý thoát nghèo rồi thì không vay vốn nữa cần phải được nhanh chóng cởi bỏ. Song song với đó, các cấp ngành, địa phương phải tích cực vào cuộc định hướng, phổ biến khoa học kỹ thuật cho các hộ cận nghèo.
Cần biết rằng, tiêu chí để phân biệt hộ nghèo và cận nghèo đã được quy định rõ, tuy nhiên ranh giới phân biệt hết sức mong manh. Chỉ với những lý do hết sức đơn giản, như: mất mùa, dịch bệnh trong sản xuất, chăn nuôi… hộ cận nghèo có thể tái nghèo bất cứ lúc nào.
Việc Chính phủ ra Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg vừa qua không chỉ được xem là “lối mở“ của 8.000 hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Quan trọng hơn, khi đã hoàn trả vốn vay chương trình hộ nghèo và hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn thì hộ cận nghèo cần sớm tiếp cận, vay và phát huy tốt tính ưu đãi của vốn vay dành cho hộ cận nghèo.
Tuấn Sơn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » NHCSXH ký kết hợp tác với Vietinbank
- » Giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi
- » Bế mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI
- » Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 6 nhiệm vụ cho Hội Nông dân Việt Nam
- » “Điểm tựa” thoát nghèo
- » Sáng nay, khai mạc Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam
- » Cho vay hộ cận nghèo ở Hà Nội: Cần nâng mức vay
- » Từ phận nghèo thành ông chủ
- » Niềm vui nhỏ ở huyện nghèo
- » Bổ nhiệm nhân sự Ngân hàng Chính sách xã hội