Giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi
Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác đã cùng với NHCSXH giải ngân nhanh chóng, kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác; góp phần thực hiện mục tiêu xoá nghèo, giải quyết việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Trên 2,1 triệu lượt hộ thoát nghèo
Tính đến ngày 30/5, NHCSXH đang triển khai thực hiện 19 chương trình, dự án tín dụng với hơn 7,1 triệu đối tượng thụ hưởng là các gia đình nghèo và đối tượng chính sách khác với tổng dư nợ 116.749 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ ủy thác cho vay thông qua Hội Nông dân là 38.804 tỷ đồng, tăng gấp hơn 12 lần (35.710 tỷ đồng) so với năm 2003, chiếm hơn 34% tổng dư nợ của ngân hàng; tỷ lệ nợ quá hạn thấp (0,98%).
Hiện, Hội Nông dân đang quản lý 68.987 Tổ tiết kiệm và vay vốn với gần 2,4 triệu hộ. Bình quân dư nợ mỗi hộ là hơn 16 triệu đồng. Với sự tham gia của Hội Nông dân và các đoàn thể, vốn tín dụng ưu đãi đã đến 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước, trong đó: tập trung cho vay các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng khó khăn. Vốn ưu đãi đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách làm ăn cho trên 12,3 triệu lượt hộ nghèo và trên 2,1 triệu lượt hộ đã thoát nghèo; đồng thời giúp các hộ dân nông thôn xây dựng trên 4,2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, giúp trên 3 triệu học sinh, sinh viên vay vốn đi học, tạo việc làm cho hơn 2,6 triệu lao động…
Đảm bảo an sinh xã hội
Kết quả này minh chứng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã đi vào cuộc sống, có tác động thiết thực trong việc hỗ trợ nông dân, nhất là nông dân nghèo sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Thông qua thực hiện dịch vụ ủy thác, hệ thống Hội Nông dân đã đổi mới nội dung và phương thức hoạt động; thực hiện tốt hơn chức năng đại diện quyền, lợi ích chính đáng của hội viên nông dân; hội viên thêm gắn bó, tin tưởng, đến với hội nhiều hơn, góp phần xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện uỷ thác đã góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hội, đặc biệt là cán bộ cơ sở; góp phần cho NHCSXH hoàn thành nhiệm vụ Nhà nước giao; đồng vốn đến với nông dân nghèo nhanh hơn, đúng đối tượng được thụ hưởng chính sách…
Với phương thức uỷ thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị - xã hội và cơ chế phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa Hội Nông dân và NHCSXH, kết quả hoạt động dịch vụ uỷ thác của Hội Nông dân đã được nâng lên cả về lượng và chất. Thực tế cho thấy, phương thức ủy thác này phù hợp, thực hiện chủ trương xã hội hóa kênh tín dụng chính sách hiệu quả, huy động tổng lực của xã hội tham gia xóa nghèo.
Phương thức này đã phát huy được những điểm mạnh của một bên là quản lý ngân hàng - tổ chức tài chính chuyên nghiệp, trực tiếp quản lý, thực hiện các hoạt động cho vay và thu hồi vốn vay theo quy định; một bên là tổ chức Hội Nông dân có mạng lưới ở tất cả các địa bàn, cùng góp sức tuyên truyền chủ trương, chính sách; bình xét cho vay; đưa vốn tín dụng ưu đãi, hướng dẫn, giám sát sử dụng vốn hiệu quả với mô hình Tổ tiết kiệm và vay vốn…
Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng giám đốc NHCSXH
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Bế mạc Ðại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI
- » Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh 6 nhiệm vụ cho Hội Nông dân Việt Nam
- » “Điểm tựa” thoát nghèo
- » Sáng nay, khai mạc Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam
- » Cho vay hộ cận nghèo ở Hà Nội: Cần nâng mức vay
- » Từ phận nghèo thành ông chủ
- » Niềm vui nhỏ ở huyện nghèo
- » Bổ nhiệm nhân sự Ngân hàng Chính sách xã hội
- » Thanh Hóa hoàn thành bổ sung 637 Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH
- » Hiệu quả thiết thực từ mô hình chòi tránh lũ