Mở ra cơ hội học tập cho HSSV nghèo
Chị Lưu Thị Kim Cúc ở xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ (Long An) có hoàn cảnh rất khó khăn. Một mình chị nuôi con, không có ruộng đất canh tác, lại mắc bệnh ung thư máu. Hai mẹ con sống trong căn nhà nhỏ hơn 30m². Năm nay, con gái chị Cúc là sinh viên năm thứ 3.
Chị Kim Cúc cho biết: Vốn vay ưu đãi đã giúp con chị có kinh phí tiếp tục học tập. Nếu không có nguồn vốn này, chị phải cho cháu nghỉ học, trong khi cháu là học sinh giỏi suốt 12 năm liền. Chị Cúc gửi lời cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến những hoàn cảnh khó khăn, kịp thời hỗ trợ các học sinh nghèo có điều kiện tiếp tục đến đường.
Ông Trần Ngọc Cư ở xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ là thợ hồ với thu nhập hàng tháng rất ít. Nhờ nguồn vốn chính sách tiếp sức, cả 2 con của ông Cư đều theo học đại học. Ông Ngọc Cư chia sẻ, nhờ có vốn vay, ông đã lo cho 2 con đi học. Ông cảm ơn Đảng và chính quyền đã có chính sách ưu đãi đối với người nghèo.
Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã có một số nội dung được sửa đổi, bổ sung. Cụ thể, đối tượng vay vốn là HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại không có khả năng lao động; HSSV là thành viên của gia đình thuộc một trong các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo quy định của pháp luật; HSSV có gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của UBND xã, thị trấn nơi cư trú. Mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng, tăng 3,2 triệu đồng/tháng so với mức vay thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình.
Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Long An Nguyễn Thị Ánh Hồng cho biết: Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã có trên 30 nghìn gia đình được vay vốn cho con, em đi học. Chương trình này đã mở ra cơ hội học tập cho nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội cho các em lập thân, lập nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, dư nợ của chương trình đạt trên 1 nghìn tỷ đồng. Qua đó, khẳng định tính nhân văn của chương trình.
Thời gian tới, chi nhánh và chính quyền địa phương tiếp tục làm tốt công tác rà soát đối tượng, nắm bắt nhu cầu vay vốn để xây dựng kế hoạch tín dụng. Đồng thời, đơn vị làm tốt công tác tuyên truyền chính sách vay vốn, thu hồi nợ đến hạn nhằm chuẩn bị đủ nguồn vốn để giải ngân nhanh chóng, kịp thời đến các gia đình có nhu cầu và đủ điều kiện vay.
Bài và ảnh Thanh Bình/TTXVN
Các tin bài khác
- » NHCSXH tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách
- » Hỗ trợ làm nhà tái định cư cho các hộ dân ở Cao Bằng bị thiệt hại do mưa lũ
- » Hỗ trợ tỉnh Lào Cai 1 tỷ đồng làm nhà tái định cư cho người dân bị thiên tai
- » NHCSXH trao 1 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái làm nhà tái định cư cho người dân
- » Mang vốn ưu đãi ra đảo tiền tiêu
- » Điều kiện quan trọng để thực hiện giảm nghèo
- » Giảm nghèo từ vốn chính sách ở Tây Giang
- » Ban hành Nghị quyết về khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
- » Tập huấn triển khai ứng dụng quản lý tín dụng chính sách
- » Tín dụng chính sách hỗ trợ HSSV Nghệ An đến trường