Thành công từ nuôi nhím, lợn rừng
Sinh ra trong một gia đình nghèo, đông anh em nên Hứa Văn Khuyên phải nghỉ học để đi làm phụ giúp bố mẹ nuôi các em, Năm 2002, anh xây dựng gia đình và ra ở riêng với 3 sào đất đồi cằn cỗi chỉ trồng được một vụ ngô hoặc một vụ sắn. Để có tiền nuôi con nhỏ, hàng ngày anh phải đi làm thuê, vác mướn. Chính những ngày gian nan đó, anh tận mắt chứng kiến nhiều người có đời sống khá giả từ chăn nuôi và luôn trăn trở làm cách nào để giúp gia đình thoát nghèo, làm giàu. Tuổi trẻ đã nghĩ là hành động, Thế là giữa năm 2003, anh bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi gà công nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm, lại không đủ vốn liếng nên lứa gà nuôi đầu tiên của anh thất bại, bị lỗ đến 7 triệu đồng. Không nản chí, anh đi vào miền Nam mua điều bông nhưng thu nhập cũng không đáng kể. Sau 5 năm bươn trải và học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các mô hình, năm 2008, vợ chồng anh quyết định xây chuồng trại nuôi nhím ngay giữa làng đồi quê hương Lạng Sơn. Với số tiền 30 triệu đồng vay của NHCSXH huyện và huy động phần vốn còn thiếu từ bạn bè, anh mua được 9 cặp nhím. Vừa nuôi, anh vừa rút kinh nghiệm, tìm tòi qua sách báo để tăng kiến thức. Chuồng nuôi nhím anh tận dụng cây tre, cây luồng sẵn có trong vườn nên cũng không tốn kém lắm, Do chăm sóc tốt, đàn nhím sinh sản nhanh, đến nay, gia đình anh đã có trang trại 200m2 với 100 ô chuồng và gần 100 con nhím. Với tiền bán nhím, anh trả hết nợ gốc vay của ngân hàng trước kỳ hạn, còn lại đầu tư mua 15 con lợn rừng về nuôi, mỗi năm tăng thêm thu nhập cho gia đình đến 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn trồng 2 ha rừng nguyên liệu giấy. Mô hình trang trại của anh cũng đã tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với mức lương bình quân 2,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.
Hỏi về bí quyết thành công xóa nghèo, làm giàu, anh Hứa Văn Khuyên tâm sự: Quan trọng là phải kiên trì, chịu khó học hỏi, đồng thời biết tính toán, biết sử dụng tiền vốn, lao động, xem trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với đất đai và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Từ hai bàn tay trắng, giờ đây tài sản của vợ chồng người thanh niên dân tộc Nùng Hứa Văn Khuyên đã có giá trị vài trăm triệu đồng. Anh cũng đang tích cực giúp đỡ, hỗ trợ kỹ thuật, tiền vốn cho 15 thanh niên cùng địa bàn xây dựng mô hình nuôi nhím.
Hà Văn Chung
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Nghĩa Đàn tăng trưởng bền vững
- » Hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ đất, nước sinh hoạt
- » Chỗ dựa đáng tin cậy
- » NHCSXH Xuyên Mộc đã đưa nợ quá hạn xuống dưới mức 1%
- » Hà Tĩnh thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ
- » "Nhờ đồng vốn chính sách, bản làng tôi đã thay đổi"
- » Vốn tín dụng học sinh, sinh viên nơi địa đầu Tổ quốc
- » Giảm nghèo ở Phượng Tiến
- » Giúp người dân tại tỉnh Đắk Lắk thoát nghèo
- » Ấn tượng NHCSXH ở tỉnh Lâm Đồng