Tín dụng chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Nam Định
Tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định Trần Văn Chung khẳng định: Sau 5 năm, Chỉ thị số 40 đã khẳng định là một chính sách thể hiện sự ưu việt của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa lớn trong công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tín dụng chính sách đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình chính sách, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người khuyết tật và những trường hợp dễ bị tổn thương khác tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống.
Trong 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, tại Nam Định đã có trên 22.550 lượt hộ nghèo, trên 37.180 lượt hộ cận nghèo và 127.630 các đối tượng chính sách khác được vay vốn; qua đó giúp gần 14.960 hộ thoát nghèo; trên 8.340 hộ thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho gần 8.880 lao động; 8.666 HSSV được vay vốn để trang trải chi phí học tập; 415 hộ nghèo, người có thu nhập thấp, có nhà ở dột nát hoặc chưa có nhà được vay vốn xây mới, sửa chữa nhà ở kiên cố; trên 98.740 hộ được vay vốn xây mới, cải tạo công trình NS&VSMTNT…
Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 trong thời gian tới, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định Trần Văn Chung đề nghị UBND các cấp hằng năm cân đối, bố trí nguồn ngân sách địa phương chuyển ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn vay cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tăng cường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội; rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo kịp thời, làm cơ sở cho NHCSXH chuyển tải vốn vay, đảm bảo quyền lợi đối với người được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, đồng chí đề nghị chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bao tiêu sản phẩm, định hướng sản xuất, lồng ghép chuyển giao KHKT, xây dựng các mô hình kinh tế, dự án tiểu vùng điển hình để nhân rộng; tổ chức tập huấn, đào tạo nghề, tư vấn cho hộ nghèo, cận nghèo làm quen với sản xuất hàng hóa để hoạt động tín dụng chính sách đạt hiệu quả cao.
Vũ Văn Đạt
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Tín dụng chính sách góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai
- » Sức lan tỏa của Chỉ thị số 40 trên cao nguyên Lâm Đồng
- » Khi tín dụng chính sách không còn là “vốn mồi” (Kỳ 1 - Ðạ Ploa - hương vị mới ở vùng đất từng đặc biệt khó khăn)
- » Bước đột phá từ tư duy chính sách ở Lào Cai
- » Tiếp thêm động lực cho đồng bào vùng cao Lào Cai làm giàu
- » Tuyên Quang sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40
- » Hiệu ứng từ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị