Tín dụng chính sách nơi địa đầu Tổ quốc
Trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Giang đã huy động các cấp, các ngành tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Bám sát chủ trương của địa phương, NHCSXH nơi đây đã chú trọng huy động nguồn vốn, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước, đồng thời triển khai Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng bằng những giải pháp thiết thực như ủy thác vay vốn chính sách cho các hội, đoàn thể, kiện toàn hoạt động mạng lưới 3.087 Tổ tiết kiệm và vay vốn; tập trung phân tích, đánh giá từng món nợ quá hạn, nợ tồn đọng, qua đó phân loại chính xác và áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Kết quả dư nợ tín dụng chính sách trong 3 năm qua liên tục tăng. Đến nay, tổng dư nợ đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 146 tỷ đồng so với đầu năm 2015 với hơn 68 nghìn hộ còn dư nợ. Trong 13 năm hoạt động, NHCSXH tỉnh Hà Giang đã giúp cho hàng chục nghìn hộ thoát nghèo, trên 10 nghìn lao động có việc làm, nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn học tập, xây dựng 21 nghìn công trình NS&VSMTNT… Đáng kể nhất là góp phần thay đổi ý thức có vay, có trả, không còn lối nghĩ ỷ lại, trông chờ vào sự “cấp đỡ, cho không”.
Giám đốc NHCSXH tỉnh Hà Giang, Đinh Thị Hồng thông tin, bám sát Đề án củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là việc triển khai thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nên sự phối hợp công tác giữa NHCSXH với các Sở, ban ngành, chính quyền đoàn thể được gắn kết hơn, có nội dung cụ thể để thực hiện đôn đốc thu hồi các khoản nợ quá hạn, lãi tồn đọng. Cùng với đó, mạng lưới Tổ tiết kiệm và vay vốn được sắp xếp lại đã cùng các cấp hội, đoàn thể nhận uỷ thác nêu cao tính chủ động trong việc bình xét cho vay, thực hiện công bằng và chất lượng, qua đó nâng cao được trách nhiệm quản lý, giám sát sử dụng vốn vay; tạo điều kiện cho hộ vay vốn chuyển biến về ý thức, chấp hành tốt quy định nộp tiền lãi và gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ hàng tháng, trả nợ vay khi đến hạn.
Đơn cử trong năm 2015, Hội Nông dân tỉnh Hà Giang đã uỷ thác vay vốn chính sách gần 600 tỷ đồng với 21 nghìn hộ được vay vốn. Vốn ưu đãi của Nhà nước được hội viên sử dụng hiệu quả và việc hoàn trả vốn, trả lãi đúng kỳ hạn, đầy đủ, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ 1,57% năm 2012 xuống còn 0,55% cuối năm 2015. Ngoài ra, các cấp hội còn vận động 773 Tổ tiết kiệm và vay vốn huy động tiết kiệm 8,2 tỷ đồng. Từ nguồn vốn uỷ thác của Hội Nông dân, 3 năm qua đã giúp gần 1.000 hộ gia đình hội viên thoát nghèo bền vững.
Gia đình ông Hoàng Xuân Chương ở xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên là một ví dụ, từ nghèo khó được giúp đỡ đã vay vốn chính sách trồng 2ha vườn cây ăn quả và nuôi ong lấy mật. Vừa qua, gia đình ông thu nhập từ vườn cây, đàn ong được 200 triệu đồng, trả hết nợ vay cho ngân hàng và được bình xét là nông dân sản xuất giỏi.
Phát huy những kết quả đạt được, cán bộ tín dụng chính sách nơi đây tiếp tục hối hả chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến từng hộ nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số để phát triển SXKD góp phần làm cho vùng cao biên cương địa đầu Tổ quốc ngày càng đổi thay.
Bài và ảnh Trần Đởng
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách giúp thanh niên lập nghiệp
- » Quảng Bình hỗ trợ bà con vùng bị thiên tai
- » Tiếp sức cho hộ mới thoát nghèo
- » Đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk vay vốn xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh
- » Niềm vui xứ chè
- » Nông dân Nga Thái sử dụng đồng vốn hiệu quả
- » Món vay nhỏ, lập nên cơ nghiệp lớn
- » Khi người nghèo gửi tiết kiệm
- » Đắk Lắk sau 1 năm thực hiện Chỉ thị 40
- » Tín dụng chính sách ở Phú Yên đã được nâng cao