Thêm vốn ưu đãi, thôn bản vùng cao khởi sắc hơn
Ông Nịnh Văn Chung - dân tộc Cao Lan ở thôn 1, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên nói với chúng tôi: “Được vay vốn hộ nghèo, tôi và bà con trong thôn ai cũng vui mừng. Số tiền vay được tôi đầu tư vào trồng rừng keo lá chàm, quế và nuôi lợn nái nên thu nhập của gia đình khá hẳn lên, đỡ nghèo khó nhiều rồi”.
Chủ tịch UBND xã Hòa Cuông, Nguyễn Hồng Quân xác định: Thời gian qua, địa phương chúng tôi đã được NHCSXH tăng nguồn vốn cho vay, nhất là các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn, đặc biệt đến tháng 5/2014 đã có 21 hộ cận nghèo vay vốn với số tiền gần 600 triệu đồng. Các chương trình tín dụng ưu đãi được chính quyền và các hội, đoàn thể các cấp đánh giá rất cao, là giải pháp tích cực để giảm nghèo bền vững, góp phần làm cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn miền núi khởi sắc hơn.
Còn anh Lò Văn Ngô - Trưởng thôn Canh Dông, xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu cho hay, cả thôn có 25/27 hộ vay vốn ưu đãi để nuôi trâu, bò, nhiều hộ nuôi tới 5 - 6 con, vừa có trâu bò cày kéo; vừa là để bán cho miền xuôi, để thoát nghèo chắc chắn nhất.
Anh Ngô cũng nhẩm tính: Một con “trâu trẻ” vừa nhú sừng vào khoảng 20 - 25 triệu đồng, con trâu to từ 40 - 50 triệu đồng. Nếu mua 1 con “trâu trẻ”, nuôi nó khoảng 1 đến 2 năm, thế nào cũng bán được 35 - 40 triệu đồng. Nên bà con dân tộc vùng cao Pá Hu đã sử dụng vốn vay chính sách tập trung nuôi vỗ béo trâu, bò để thoát nghèo làm giàu, còn việc trồng lúa, trồng ngô vẫn được tiến hành song song để no cái bụng, thoát cái đói.
Thông qua 125 Tổ tiết kiệm và vay vốn, đến nay NHCSXH huyện Trạm Tấu đã chuyển vốn ưu đãi kịp thời tới các hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
Đặc biệt, không để đồng bào dân tộc nghèo “đói” vốn, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện tối đa và đơn giản thủ tục vay vốn nhanh gọn, tập trung khối lượng giao dịch tại các Điểm giao dịch các xã để phục vụ nhân dân kịp thời. Chương trình cho vay hộ nghèo ở nơi đây đến nay đạt hơn 780 tỷ đồng trong tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi 1.680 tỷ đồng, với khoảng hơn 100 nghìn lượt hộ được vay vốn kịp thời phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đặc biệt, chương trình cho vay hộ cận nghèo mới thực hiện được hơn 1 năm qua nhưng chi nhánh tỉnh Yên Bái đã giải ngân được gần 106 tỷ đồng với 3.8364 hộ vay, đạt dư nợ bình quân 26 triệu đồng/hộ. Doanh số cho vay hộ cận nghèo chưa phải là lớn so với các chương trình tín dụng khác nhưng với số tiền này, các hộ cận nghèo ở vùng cao Tây Bắc đã trồng hàng nghìn ha rừng, nuôi thêm hàng nghìn con trâu, bò sinh sản kết hợp cày kéo, không lâm vào cảnh tái nghèo.
Ông Trần Văn Hiền - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình cho biết: Các hộ cận nghèo tại xã đã được vay vốn ưu đãi. Hầu hết các hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu phục vụ nhu cầu trồng rừng, chăn nuôi trâu, bò sinh sản kết hợp cày kéo. Tuy vậy số hộ cận nghèo của xã Vĩnh Kiên còn nhiều (120 hộ, chiếm 8,1% tổng số hộ dân) có nhu cầu được vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Mong sao trong năm 2014 này, các hộ cận nghèo đủ điều kiện sớm được vay vốn chính sách của Nhà nước để thoát nghèo vững chắc.
Bài và ảnh Bùi Hoàng Thủy
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG (Đợt II năm 2014)
- » Hiệu quả từ Chương trình cho vay NS&VSMTNT ở Tân Lạc
- » Vai trò của các hội, đoàn thể trong việc đưa vốn đến hộ vay
- » Hỗ trợ người dân thoát nghèo bền vững
- » Những tấm gương thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi
- » Thành phố Hà Nội giúp người dân thoát nghèo bền vững
- » Hà Tĩnh tích cực thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi
- » Đoàn công tác HĐQT NHCSXH làm việc với Ban đại diện HĐQT chi nhánh tỉnh Quảng Bình
- » Tín dụng ưu đãi theo chính sách đặc thù tại TP. Hồ Chí Minh: Giải “cơn khát” vốn của hộ nghèo
- » Nhà 167 cải thiện cuộc sống người nghèo