Phát triển sản phẩm tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu NHCSXH.
Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, tín dụng chính sách xã hội (TDCSXH) đã và đang minh chứng cho sự phát triển vững mạnh, ngày càng hiệu quả của kênh tín dụng chính sách đặc thù chuyên biệt phục vụ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ở Việt Nam.
Nguồn vốn chính sách đã được phủ rộng đến 100% xã, phường, thị trấn trên cả nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh, quốc phòng, đặc biệt góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2016 - 2020.
Trước những thành công đó, trong giai đoạn tiếp theo, NHCSXH mong muốn phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2030.
Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động, NHCSXH vẫn còn một số bất cập, khó khăn như hệ thống văn bản pháp luật quy định tổ chức, hoạt động của NHCSXH đã ban hành từ năm 2002, có nhiều điểm không còn phù hợp với thực tế hoạt động của ngân hàng, do vậy cần rà soát để sửa đổi, bổ sung các văn bản đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành. Bên cạnh đó còn một số tồn tại về đối tượng vay vốn, mức cho vay, thời hạn cho vay… Do đó, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn, thực hiện đề tài “Hoàn thiện, phát triển sản phẩm tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện thành công các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 20230” để tìm ra những pháp hữu hiệu.
Từ những tồn tại, hạn chế, nhóm nghiên cứu đã phân tích và đề xuất xây dựng nhóm 3 giải pháp then chốt có tính khả thi bao gồm: Hoàn thiện các sản phẩm TDCSXH hiện hành, phát triển các sản phẩm TDCSXH mới và nhóm giải pháp bổ trợ. Các giải pháp dựa trên những hạn chế còn tồn tại nhằm mục đích hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống sản phẩm tín dụng được triển khai tại NHCSXH, nâng cao hiệu quả hoạt động của TDCSXH, gắn nguồn vốn chính sách với các chính sách khác của địa phương, góp phần thực hiện thành công Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ban ngành Trung ương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cùng vào cuộc đưa nguồn vốn ưu đãi đến tận tay người nghèo hiệu quả hơn.
Tại buổi nghiệm thu, các đại biểu đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài được nhóm nghiên cứu thực hiện công phu, nghiêm túc, bám sát với mục tiêu và yêu cầu đề ra, đề tài có ý nghĩa về mặt khoa học và có thể ứng dụng vào thực tế.
Đặc biệt, tại buổi nghiệm thu, PGS; TS Nguyễn Thùy Dương - Giảng viên Học viện Ngân hàng đã đề xuất NHCSXH cho phép chuyển giao đề tài này cho Học viện Ngân hàng để làm tư liệu nghiên cứu và đưa vào phần bài tập tình huống cho các học viên.
Kết luận buổi nghiệm thu, Phó Tổng Giám đốc Huỳnh Văn Thuận - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao đề tài là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập.
Nhóm nghiên cứu đã nỗ lực, cố gắng và đặt nhiều tâm huyết vào đề tài. Tuy còn một số điểm hạn chế nhất định, cần chỉnh sửa nhưng đây là đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, giúp hoàn thiện và phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện thành công các Chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2023.
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu chọn lọc các ý kiến tham gia để kết quả nghiên cứu đề tài sớm được đưa vào thực tiễn.
Với những kết quả trên, Hội đồng Khoa học NHCSXH đã xem xét, nghiệm thu Đề tài đạt loại Giỏi.
PV
Các tin bài khác
- » Tín dụng chính sách vùng DTTS ở Đắk Lắk đạt gần 2.548 tỷ đồng
- » Dòng vốn chính sách giúp đồng bào DTTS vươn lên trong đời sống
- » Tín dụng ưu đãi cho người có công
- » Nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của NHCSXH trong giai đoạn mới
- » NHCSXH tỉnh Quảng Ngãi và Ủy ban MTTQ tỉnh ký kết Chương trình phối hợp
- » Cùng các CCB A Lưới phát triển kinh tế
- » CCB Bến Tre vươn lên từ nguồn vốn vay ưu đãi
- » Nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay cho nông nghiệp, nông thôn
- » Giải pháp nâng cao tín dụng chính sách tại các xã vùng biên
- » CCB Cần Thơ nâng cao mức sống nhờ tín dụng chính sách