Lan tỏa niềm vui có cơm trắng, vườn keo, con được học hành…
Thoát nghèo, nuôi con cái ăn học đang hoàng
Về xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa khi nắng Xuân bừng sáng, sưởi ấm những cánh rừng già, bỗng thấy thêm vui khi đồng bào Rục nơi đây đã biết trồng lúa nước, làm ra hạt gạo, tự đảm bảo được một phần lương thực. Hình ảnh những năm trước người Rục chỉ biết nhờ vào rừng già, sống bằng cách săn bắt, hái lượm, ở trong hang đá… giờ đã đi vào dĩ vãng, cảnh thiếu ăn, phải tìm rau rừng, ăn củ sắn, hạt ngô, giờ cũng không còn. Nhiều gia đình người Rục đã có lúa gạo trữ trong nhà…
Không chỉ có bát cơm trắng, cuộc sống người dân ở bản Ói, xã Thượng Hóa đang ngày thêm ấm no từ dòng vốn tín dụng chính sách xã hội. Đơn cử như Trưởng bản Trần Xuân Tư được vay vốn NHCSXH đã mạnh dạn phát triển chăn nuôi và gieo trồng những cây keo đầu tiên trên mảnh đất này. Từ nghèo đói triền miên, hiện ông Tư đã có thu nhập tới 70 triệu đồng/năm.
Còn gia đình bà Đặng Thị Cầm ở thốn Lộc An, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy, đón Tết trong căn nhà mới cùng cậu con trai cả giờ đã là bác sỹ và hai cô con gái đang học Đại học Y Dược Huế. Nhìn 3 người con đang trưởng thành, bà không khỏi bùi ngùi khi nhớ lại giai đoạn nhọc nhằn nuôi con các ăn học. Hai vợ chồng đều làm nông và chăn nuôi vài ba con lợn. Lo cho con trai vào trường đại học vốn đã nhọc nhằn, lại thêm hai cô con gái cũng lần lượt thi đậu vào Đại học Y Dược Huế.
“Số tiền chi phí học tập lớn, vượt quá khả năng tài chính của gia đình, tôi phải vay mượn chạy vạy khắp nơi, từ vay lãi suất cao đến vay nóng để nuôi các con ăn học. Nhiều lúc gia đình có ý định hướng cho các con vừa học, vừa làm để đỡ phần nào cho gia đình, nhưng nghĩ lại đế đảm bảo sức khỏe cho các con ăn học, chúng tôi không đành làm vậy. May mắn, qua “kênh” Hội PN xã, được NHCSXH cho gia đình tôi vay tất cả là 86 triệu đồng trang trải học phí cho các con. Con trai lớn nay đã học xong và trở thành bác sĩ. Với thu nhập ổn định, cháu đang cùng bố mẹ hoàn trả vốn vay cho NHCSXH đúng hạn”.
Hơn 83.000 hộ vay vốn ưu đãi
Hiện, tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 2.760 tỷ đồng với hơn 83 ngàn hộ vay, bình quân mỗi hộ có dư nợ là 33,2 triệu đồng. Riêng năm 2017, doanh số cho vay của NHCSXH tỉnh Quảng Bình đạt 815 tỷ đồng, với trên 25 ngàn lượt khách hàng vay, bình quân cho vay 31,2 triệu đồng/khách hàng.
Năm 2017, cùng với việc mở rộng tín dụng, việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng được NHCSXH tỉnh và các tổ chức hội, đoàn thể đặc biệt chú trọng quan tâm thực hiện quyết liệt. Nhờ đó, chất lượng tín dụng đã được duy trì ổn định và ngày càng nâng cao, nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 0,20% tổng dư nợ.
Tiếp nối những kết quả, thành công đạt được, thời gian tới, NHCSXH tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn, dư nợ các chương trình tín dụng theo chỉ tiêu Trung ương giao, riêng nguồn vốn huy động từ ngân sách tỉnh, huyện, thành phố tăng tối thiểu 8 tỷ đồng. Phấn đấu đến cuối năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn các đơn vị thấp hơn năm 2017, 100% Tổ tiết kiệm và vay vốn có số dư tiền gửi của tổ viên thông qua tổ và trên 85% số tổ viên tham gia gửi tiền tiết kiệm thường xuyên hằng tháng, 100% Điểm giao dịch xã đạt khá, tốt.
Năm 2017, vốn tín dụng chính sách được NHCSXH tỉnh Quảng Bình thực hiện đã góp phàn giúp cho 7.703 hộ thoát ngưỡng nghèo, 73.158 hộ có đời sống cải thiện hơn trước; 5.515 lượt hộ cận nghèo, 1949 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 1.769 lượt hộ gia đình được vay vốn để lo cho con đi học; 796 hộ nghèo đuợc hỗ trợ vốn để xây dụng nhà |
Bài và ảnh Phan Phương
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Tình người Hòn Tre
- » Tín dụng chính sách mang đến mùa Xuân no ấm
- » Tổ tiết kiệm và vay vốn - cầu nối giúp nhiều nông dân thoát nghèo
- » Cho vay vốn ở vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Yên
- » Đắk Nông củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách
- » Mang ấm no đến mọi nhà
- » Tết ấm no của làng Vân, Đà Nẵng
- » Nguồn vốn chính sách xã hội giúp người dân thoát nghèo, yên tâm đón Tết
- » Như cánh én dệt mùa Xuân
- » Hứng khởi sang Xuân