Hiệu quả từ mô hình đặc thù
Gia đình ông Bùi Xuân Giáp ở thôn 7, xã Thanh Mỹ, huyện Thanh Chương (Nghệ An) nghèo lắm, cả gia đình trông chờ vào mảnh ruộng. Thế nhưng, 6 người con của ông bà giờ 5 người đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng: 3 cháu ở Đại học Vinh, 1 cháu ở Cao đẳng Sư phạm Vinh, 1 cháu học Đại học Y Hà Nội. Gánh nặng đè lên vai hai vợ chồng nông dân, nhưng tần tảo thế nào thì thu nhập từ nông nghiệp cũng không thấm tháp so với nhu cầu học hành của các con ở thành thị. “Tôi luôn nghĩ, dù có hoàn cảnh bần cùng đến mấy cũng phải lo cho con ăn học đến nơi đến chốn, vì chỉ có sự học thì con cái mới có tương lai, mới thoát cảnh nghèo như bố mẹ - ông Giáp nói - Đúng thời điểm khó khăn đó, Nhà nước có chính sách cho sinh viên nghèo vay vốn để đi học. 5 năm chương trình triển khai thực hiện cũng là 5 năm gia đình chúng tôi chấm dứt cảnh phải đi vay mượn nóng bên ngoài với lãi suất cao để cung cấp cho con học tập”.
Gia đình ông Giáp cũng như hơn 1,9 triệu hộ gia đình khác đã được Chính phủ, thông qua NHCSXH, cho vay vốn để 2,8 triệu lượt con cái họ đi học. 5 năm thực hiện Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với HSSV, tính đến 31/12/2012, dư nợ chương trình đạt tới 35.802 tỷ đồng, đem lại hy vọng cho các gia đình nghèo hiếu học.
… làm ăn và an cư
Trải qua 10 năm hình thành và phát triển, đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đạt xấp xỉ 112 nghìn tỷ đồng, tăng gần 16 lần so với giai đoạn mới thành lập. Hơn 18,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng, với dư nợ bình quân mỗi hộ tăng từ 2,5 triệu đồng (năm 2003) lên hơn 15,5 triệu đồng, góp phần đưa hơn 2,5 triệu hộ trong cả nước vượt qua ngưỡng nghèo.
Chương trình tín dụng hộ nghèo được đánh giá là một trong những Chương trình triển khai thành công nhất, với dư nợ tập trung khá lớn, đạt 41,559 nghìn tỷ đồng, chiếm 36,48% tồng dư nợ của NHCSXH. Hộ nghèo trong cả nước đã được vay vốn tối đa đến 30 triệu đồng, lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng. Thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở tại khu vực nông thôn theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, sau 3 năm của giai đoạn 1, tại 59 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, hơn 500 nghìn hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ, đã được vay vốn ưu đãi để xây dựng những ngôi nhà chắc chắn, ấm cúng. Một chỗ ở theo đúng nghĩa của nó từng là niềm khao khát của hàng vạn gia đình, giờ đang là động lực để họ vươn lên.
Hiệu quả từ mô hình đặc thù
Khác với các Ngân hàng thương mại hoạt động với mục tiêu tối thượng là lợi nhuận, NHCSXH thực hiện cho vay ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng đặc thù, NHCSXH đã huy động được nhiều cán bộ có tâm huyết từ các cơ quan chính quyền, đoàn thể tham gia quản trị và nhận ủy thác quản lý vốn vay. Bộ máy quản trị của NHCSXH rất đặc thù, gồm HĐQT ở Trung ương và Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện do các cơ quan quản lý Nhà nước đảm trách. HĐQT có nhiệm vụ tham mưu hoạch định các chính sách về nguồn vốn, đậu tư tín dụng chính sách, đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách hỗ trợ tín dụng của Nhà nước.
Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo trong điều kiện phải tinh giản biên chế, tiết giảm chi phí quản lý, NHCSXH đã thực hiện phương thức quản lý thông qua hình thức ủy thác từng phần cho các tổ chức hội, đoàn thể, các Tổ tiết kiệm và vay vốn và tổ chức giao dịch trực tiếp tại xã, phường. Hiện có hàng vạn cán bộ của các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ chí Minh đang tham gia thực hiện dịch vụ ủy thác cho NHCSXH. Họ đã tích cực tham gia một số công đoạn trong quy trình tín dụng liên quan đến: Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, bình xét hộ đủ điều kiện vay vốn; hướng dẫn người vay sử dụng vốn; kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, cùng ngân hàng đôn đốc thu hồi nợ. Đến 31/12/2012, các tổ chức hội, đoàn thể đã tham gia quản lý 111 nghìn tỷ đồng dư nợ tín dụng, chiếm 98% trong tổng dư nợ của NHCSXH.
Bách Nguyễn
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đất nước nhất định sẽ vượt qua khó khăn!
- » Tín dụng chính sách xây dựng nông thôn mới
- » Hơn 12.000 tỷ đồng cho vay hộ nghèo
- » “BÀ ĐỠ” CỦA NGƯỜI NGHÈO Ở THAN UYÊN: Cán bộ ngân hàng cùng các tổ chức hội, đoàn thể giám sát sử dụng vốn hiệu quả
- » Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của chương trình cho vay hộ nghèo đến sản xuất và đời sống của người dân vùng nông thôn” đạt loại Giỏi
- » NHCSXH chúc mừng thành công Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ X và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ V
- » Hội đồng khoa học NHCSXH nghiệm thu đề tài: "Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ giao dịch lưu động"
- » Hội nghị khởi động Dự án mở rộng tiếp cận tài chính cho người khuyết tật
- » Cho vay HSSV, một giải pháp tạo nguồn lực cho đất nước
- » NHCSXH làm việc với Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan