Đồng vốn chính sách tạo động lực cho vùng cao Quảng Nam
Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực trợ giúp cho người nghèo vượt qua khó khăn, kêu gọi sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị cũng như cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Đặc biệt, huyện đã chú trọng chỉ đạo, quan tâm hơn đến hoạt động của NHCSXH từ việc huy động nguồn vốn đến quá trình tổ chức cho vay vốn chính sách kịp thời, đúng đối tượng, tạo động lực cho đồng bào DTTS ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống.
Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh Quảng Nam Lê Hùng Lam cho biết: Thời gian qua, NHCSXH huyện Bắc Trà My thường xuyên ưu tiên cân đối, phân bổ vốn ưu đãi dành cho các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, đáp ứng đầy đủ nhu cầu SXKD từng hộ; làm điểm tựa chính để thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững ở địa phương Tính đến nay, toàn huyện có 12 nghìn lượt hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS vay vốn chính sách với số tiền 198 tỷ đồng, chiếm 57% tổng dư nợ của NHCSXH huyện.
Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều gia đình đồng bào Ka Dong, Cor ở các xã Trà Gia, Trà Giáp, Trà Đốc thoát cảnh nghèo túng, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, đạt năng suất cao. Ở xã Trà Đốc, bà con dân tộc xã Trà Đốc vay vốn chính sách thuận lợi, kịp thời vụ mua cây giống, cải tạo ruộng trũng, vườn tạp sang trồng rừng nguyên liệu giấy và cây công nghiệp dài ngày. Riêng diện tích cây keo, cây lá chàm và cây cao su trên địa bàn huyện có hơn 9.000ha, với lượng gỗ keo khai thác hàng năm đạt khoảng 70.000m3; giá bán bình quân 1,5 triệu đồng/m3.
Nhiều hộ đồng bào DTTS đã vươn lên làm giàu, trả nợ lãi cho ngân hàng đúng quy định từ nghề trồng keo. Đơn cử như anh Hồ Hiếu, dân tộc Kor, vốn là hộ nghèo triền miên ở thôn 1, xã Trà Đốc. Khởi đầu từ 70 triệu đồng vốn vay của NHCSXH huyện, anh Hiếu trồng được 30ha keo. Năm ngoái, rừng keo vào kỳ khai thác cho gia đình anh thu nhập tới 150 triệu đồng. Hiện nay, anh được mệnh danh là “triệu phú” trên vùng núi cao huyện Bắc Trà My.
Ở thôn 1 có 170 hộ thì tất cả đều được vay vốn ưu đãi của NCHSXH để phát triển kinh tế, trồng rừng, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Đời sống của bà con dần ổn định, xây được nhà ở rộng rãi, vững chắc và trả nợ ngân hàng đúng thời hạn. Hộ ít thì thu nhập 30 triệu đồng, hộ nhiều thì lãi tới cả trăm triệu đồng từ rừng keo, đàn gia súc, gia cầm.
Với những cách làm thiết thực, các chính sách về giảm nghèo bền vững; trong đó có sự tác động mạnh mẽ của các chương trình tín dụng chính sách; đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo và hộ đồng bào DTTS vùng khó khăn trên địa bàn huyện Bắc Trà My đã tạo được sự đồng thuận từ người dân. Hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS nơi đây được tạo điều kiện để vươn lên làm chủ cuộc đời, chủ động hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng chính sách. Thời gian tới, NHCSXH sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; tập trung huy động nguồn vốn hoạt động, tổ chức thực hiện hiệu quả đầy đủ các chương trình tín dụng chính sách, hỗ trợ đắc lực vùng núi cao Bắc Trà My đổi thay, thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững và kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự địa phương.
Hoàng Thủy
Các tin bài khác
- » Thường Xuân giảm nghèo bền vững từ vốn chính sách
- » Nông dân Quỳnh Lưu thoát nghèo nguồn vốn chính sách
- » Nguồn vốn ưu đãi giúp dân xây cuộc sống mới
- » Vốn chính sách hỗ trợ đẩy lùi tín dụng đen vùng DTTS
- » Phù Ninh giảm nghèo nhờ nguồn vốn ưu đãi
- » Đồng vốn nhỏ tiếp động lực lớn
- » Vốn chính sách giúp người Khmer giảm nghèo nhanh
- » NHCSXH hỗ trợ ngành Y tế tỉnh Quảng Trị 200 triệu đồng
- » Dự án của học sinh Việt giành ngôi Vô địch cuộc thi Khởi nghiệp trẻ quốc tế
- » Mừng vì được vay vốn thoát nghèo vượt Covid-19