Chung sức xóa nghèo
Hàng năm, NHCSXH và các tổ chức hội phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho Ban chấp hành hội cơ sở về chủ trương, chính sách và nghiệp vụ vay vốn, nhằm nâng cao năng lực điều hành và quản lý nguồn vốn vay đạt hiệu quả. Đến nay, 100% cơ sở hội đã tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách cho vay hộ nghèo đến hội viên.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH đã giúp các hội viên có điều kiện đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhiều gia đình có điều kiện chi phí cho con em học tập ở các trường đại học, cao đẳng, đào tạo nghề có việc làm ổn định. Bác Lê Kim Bang, xã Quảng Khê, cho biết: gia đình bác thuộc diện hộ nghèo, lo cho con cái đi học đầy đủ là điều hết sức khó khăn. Năm 2010, được Hội Cựu chiến binh huyện tín chấp giúp đỡ, bác được vay vốn mỗi năm 10 triệu đồng để nuôi con đi học cao đẳng, giờ con bác đã ra trường, tìm được việc làm ổn định, gia đình bác rất phấn khởi… Anh Viên Đình Quang ở thôn 8, xã Quảng Khê, cũng chia sẻ: “Tháng 10/2010, gia đình tôi thông qua Hội Nông dân tín chấp, được vay 70 triệu đồng của NHCSXH huyện đầu tư nuôi cá lóc trong bể xi-măng, cứ 3 tháng gia đình lại thu hoạch 1 lần, trừ chi phí cũng lãi gần 100 triệu đồng/năm…”.
NHCSXH huyện Quảng Xương đã quản lý tốt nguồn vốn cho các dự án vay và sử dụng đúng mục đích, bảo đảm được gốc và thu lãi đầy đủ. Với mạng lưới các Điểm giao dịch sâu rộng đến tất cả các xã, thị trấn trong huyện, cán bộ tín dụng của ngân hàng có điều kiện tìm hiểu vốn vay của khách hàng, nắm bắt tình hình giúp cho nguồn vốn được phát huy hiệu quả cao nhất. Việc xác định đối tượng cho vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể do các thành viên tự nguyện tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn và được Ban giảm nghèo của xã xác nhận. Ngân hàng xét duyệt các tiêu chuẩn vay vốn chính sách đến đúng đối tượng, công khai, minh bạch góp phần tạo sự đoàn kết thống nhất trong tổ, tăng cường trách nhiệm giữa các thành viên.
Trong hoạt động ủy thác, các tổ chức hội, đoàn thể rất coi trọng công tác kiểm tra, giám sát quy trình sử dụng vốn vay. Cán bộ tổ cùng các thành viên trong tổ đều có trách nhiệm theo dõi, giám sát các thành viên khác trong việc sử dụng vốn. Trước ngày đến hạn cán bộ tổ đều đến từng hộ đôn đốc nhắc nhở, nắm bắt tình hình. Nếu có khó khăn đột xuất không trả đúng hạn sẽ cùng phối hợp với ngân hàng có biện pháp giúp đỡ, giải quyết kịp thời. Hiện nợ quá hạn qua các tổ chức hội đến thời điểm này chỉ chiếm khoảng 0,002%, tổng dư nợ trên 385 tỷ đồng cho hàng chục nghìn hộ vay dưới sự quản lý của 691 Tổ tiết kiệm và vay vốn, trong đó: Hội Phụ nữ 270 Tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 135 tỷ đồng, Hội Nông dân 210 Tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 150 tỷ đồng và Hội Cựu chiến binh 286 Tổ tiết kiệm và vay vốn với dư nợ 100 tỷ đồng.
Có thể nói, nguồn vốn vay ủy thác của NHCSXH thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, giải quyết được phần nào khó khăn về nguồn vốn giúp các gia đình hội viên vươn lên trong cuộc sống.
Khánh Phương
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Ổn định đời sống từ vốn vay chính sách
- » Tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH huyện Bắc Yên
- » Chung tay xây mái ấm cho người nghèo
- » Hội Phụ nữ xã Minh Hoá phát huy hiệu quả nguồn vốn vay
- » Hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi của Chính phủ
- » WB hỗ trợ Việt Nam trong chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn
- » Lãnh đạo một số Bộ, ngành chúc mừng năm mới NHCSXH
- » Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Kiên Giang họp thường kỳ quý I/2013
- » HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 5 NĂM TÍN DỤNG HỌC SINH, SINH VIÊN THEO QUYẾT ĐỊNH 157/2007/QĐ-TTg: Ghi nhận những thành công, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo lập nguồn vốn cho vay ổn định
- » Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên: Sau 5 năm thực hiện