Cầu nối tín dụng cho người nghèo
Để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên với mục tiêu tín dụng không chỉ đảm bảo thu hồi lại vốn mà đồng vốn xuất ra phải đúng người, đúng mục đích, trở thành “bàn đạp” tiếp sức cho người thụ hưởng vươn lên trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Hằng năm, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn các thành viên đảm bảo đủ thành phần, cơ cấu, số lượng. Đồng thời, mỗi thành viên trong Ban đại diện luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể trong việc quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và rà soát, bình xét đối tượng vay vốn một cách công khai, minh bạch.
Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách là đòn bẩy tốt nhất để giúp người nghèo và đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo. Đi đôi với việc tổ chức tốt công tác giao dịch lưu động ở các xã, thị trấn theo đúng định kỳ, NHCSXH luôn quan tâm, chủ động mọi thời gian đi cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy trình thủ tục vay vốn cũng như sử dụng đồng vốn vay đảm bảo theo chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương và phù hợp với nguyện vọng người dân.
Từ đầu năm 2017 đến nay, huyện đã tổ chức trên 475 buổi họp tuyên truyền tín dụng chính sách cho nhân dân về các nhiệm vụ trong hợp đồng ủy thác; văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHCSXH, quyền lợi nghĩa vụ của người vay và quy trình vay vốn.
Công tác kiểm tra, giám sát của thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện đã kiểm tra tại 47 thôn, 58 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 90 hộ vay vốn; thành viên Ban đại diện HĐQT tại xã kiểm tra 124 thôn, 150 Tổ tiết kiệm và vay vốn, 247 hộ vay vốn…
Nhờ thực hiện tốt Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trách nhiệm trong lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn đối với hoạt động tín dụng chính sách; trách nhiệm các thành viên Ban đại diện trong công tác chỉ đạo các tổ chức hội, đoàn thể đã phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đó hiệu quả tín dụng chính sách của huyện đã được nâng lên rõ rệt qua từng năm. Hiện nay, tổng dư nợ trên địa bàn huyện đạt trên 478 tỷ đồng, tăng hơn 28 tỷ đồng so với đầu năm.
Đặc biệt, với việc đẩy mạnh tuyên truyền nên ý thức, nhận thức của người vay vốn được nâng lên, doanh số thu nợ có bước tăng trưởng khá, nợ quá hạn đến nay giảm hẳn, hiện có 24/31 xã không có nợ quá hạn phát sinh.
Chỉ tính năm 2017, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giúp cho bà con nhân dân mua được 2.850 con trâu, bò; trồng trên 500ha rừng, cây ăn quả, trên 150ha chè; mua trên 100 máy nông nghiệp; xây dựng được trên 2.000 công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.
Theo A Mua Báo Yên Bái
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Sử dụng vốn ưu đãi giảm nghèo hiệu quả ở Trà Vinh
- » Nâng cao hơn nữa hoạt động của các Tổ tiết kiệm và vay vốn tại tỉnh Cà Mau
- » Ổn định kinh tế nhờ vốn vay ưu đãi
- » Cầu nối vững chắc để vốn tín dụng chính sách đến tay hộ nghèo
- » Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi
- » Góp phần cải thiện cuộc sống người dân
- » Quảng Bình tích cực huy động vốn
- » Hiệu quả từ nguồn vốn vay ưu đãi
- » “Cánh cửa” thoát nghèo của người dân
- » Chất lượng tín dụng tăng, thêm nhiều hộ nghèo hưởng lợi