Ban đại diện HĐQT chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ tại thị xã Trảng Bàng
Đoàn do ông Nguyễn Xuân Hiền - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh làm trưởng đoàn. Cùng tham gia có đại diện Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh cùng tham dự.
Theo báo cáo của Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã Trảng Bàng, tính đến 28.2.2023, tổng nguồn vốn trên địa bàn là 409 tỷ 700 triệu đồng, tăng 7 tỷ đồng, tương đương 1,74% so với đầu năm. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 409 tỷ triệu đồng. Nhìn chung, các chương trình tín dụng chính sách xã hội được triển khai kịp thời. Năm 2022 và 2 tháng đầu năm 2023 nguồn vốn chính sách đã góp phần giúp 2.119 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn thị xã được vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống, tạo việc làm cho khoảng 2.093 người lao động; 1.374 lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ học tập. 14.348 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được đầu tư từ nguồn vốn vay chính sách.
Trên cơ sở rà soát nhu cầu vốn các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đến nay UBND các xã, phường phối hợp với NHCSXH thị xã Trảng Bảng đã giải ngân trên 21 tỷ. Trong đó, chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tạo điều kiện cho 320 người lao động được vay với số tiền là 16 tỷ đồng; chương trình cho vay HSSV mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập đã giải ngân 20 triệu đồng cho 2 em sinh viên vay; 13 cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập được vay tổng số tiền là 1,1 tỷ đồng; chương trình cho vay nhà ở xã hội đã hỗ trợ số tiền trên 4,7 tỷ triệu đồng cho 12 khách hàng.
Ngoài ra, các chương trình tín dụng ưu đãi còn hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 36/2022/NĐ-CP ngày 30.5.2022, hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội. Tính đến ngày 28.2, NHCSXH thị xã đã thực hiện hỗ trợ cho 3.660 món vay với tổng số tiền là 1 tỷ 445 triệu đồng.
Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Hiền - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Tây Ninh đề nghị Ban đại diện HĐQT NHCSXH thị xã tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tốt, phấn đấu hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng; phấn đấu trong năm 2023 có ít nhất từ 1 đến 2 xã không có nợ quá hạn, phát huy vai trò là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH của Chủ tịch UBND các xã, phường, nâng cao chức năng xét duyệt và giám sát của các tổ tiết kiệm và vay vốn, không ngừng củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn, nhất là ở các xã, tổ tiết kiệm và vay vốn có chất lượng tín dụng chưa tốt, nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Minh Dương
Các tin bài khác
- » Có vốn ưu đãi “tiếp sức”, người dân Tây Giang mạnh dạn xây dựng các mô hình kinh tế để thoát nghèo
- » “Điểm tựa” của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông
- » Thoát tái nghèo nhờ vốn vay ưu đãi
- » Phụ nữ Cù Lao Minh nối dài “kênh” dẫn vốn
- » Tín dụng chính sách xã hội - Bệ đỡ cho phụ nữ hướng tới bình đẳng giới
- » Chi nhánh NHCSXH tỉnh Đồng Tháp triển khai dịch vụ Mobile Banking
- » Tăng cường hỗ trợ giải quyết việc làm cho người dân Đồng Nai
- » Vốn ưu đãi tiếp sức nông dân đầu tư phát triển kinh tế
- » “Đòn bẩy” cho kinh tế hộ ở huyện đảo Cô Tô
- » Tín dụng chính sách vùng đồng bào DTTS và miền núi (Bài cuối: Góp phần bảo vệ nơi biên cương Tổ quốc)