Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40 tại Hà Tĩnh

09/08/2019
(VBSP News) Sáng 09/8/2019, đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh và đồng chí Trần Tiến Hưng - Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40) trên địa bàn. Dự Hội nghị có các đồng chí: Triệu Tài Vinh, Uỷ viên BCH Trung ương Đảng - Phó Trưởng ban Kinh tế TW; Nguyễn Đức Hải - Phó Tổng Giám đốc NHCSXH; Nguyễn Thị Nữ Y - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Dương Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Quang cảnh Hội nghị

Quang cảnh Hội nghị

Sau 05 năm thực hiện Chỉ thị số 40, đến nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có trên 216.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay với số tiền gần 6.800 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã giúp cho gần 37.000 hộ vượt qua ngưỡng đói nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống và giúp trên 37.000 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập.

Nguồn vốn ưu đãi cũng đã được cho vay để các hộ dân xây mới, cải tạo gần 138.000 công trình NS&VSMTNT, xây dựng trên 900 nhà ở hộ nghèo và nhà vượt lũ, mua trên 200 nhà ở xã hội, xây dựng cải tạo 89 nhà kiên cố…

Đến 30/6/2019 nợ quá nạn chỉ chiếm 0,05% tổng dư nợ. Từ chương trình tín dụng chính sách đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; thay đổi cách nghĩ cách làm, biết phát huy nội lực, tự vươn lên trong sản xuất để tạo thu nhập, từng bước giảm nghèo; hạn chế nạn cho vay nặng lãi, tín dụng đen ở vùng nông thôn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Trưởng ban Kinh tế TW Triệu Tài Vinh đánh giá Chỉ thị số 40 đã đi sâu vào cuộc sống và tạo nên tác động mạnh mẽ, tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách. Nguồn tín dụng đã thể hiện được tính nhân văn sâu sắc giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên trong cuộc sống.

Thời gian tới, đề nghị các cấp, các ngành cần nhận thức đúng Chỉ thị số 40, cũng như tính ưu việt của tín dụng chính sách. Từ đó, Hà Tĩnh cần tạo cú hích trong việc hoạt động tín dụng chính sách.

Theo đó, tỉnh cần quan tâm gia tăng ngân sách ủy thác qua NHCSXH; ban hành chuẩn nghèo, mở rộng đối tượng vay vốn tương ứng với gia tăng nguồn vốn; phân tích kỹ hơn các chính sách xã hội, từ đó lồng ghép tín dụng chính sách với các chính sách xã hội như: đào tạo nghề, việc làm; mở rộng đối tượng, tăng vốn ủy thác ngân sách địa phương.

Đồng chí Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Kinh tế TW phát biểu

Đồng chí Triệu Tài Vinh - Phó Trưởng ban Kinh tế TW phát biểu

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh cho rằng đây là Hội nghị quan trọng với thành phần tham gia ở các đầu cầu đông. Vì vậy, đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, nêu rõ những tồn tại, hạn chế và đề xuất những phương án cụ thể để thực hiện tốt hơn Chỉ thị số 40.

Đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh phát biểu

Đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh phát biểu

Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn đề nghị các đại biểu tham gia thảo luận phải làm rõ vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, đánh giá thật rõ mặt tích cực của tín dụng chính sách xã hội cho chương trình giảm nghèo; nêu lên những kinh nghiệm, bài học cụ thể, những cách làm sáng tạo đúc rút được trong quá trình thực hiện. Mặt khác, làm rõ mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức chính trị - xã hội với cấp uỷ các cấp; vai trò của NHCSXH trong thực hiện chương trình này…

Quán triệt tinh thần chỉ đạo và gợi ý của Bí thư Tỉnh uỷ Lê Đình Sơn, tại Hội nghị, đại biểu ở các đầu cầu ngoài việc phân tích tính ưu việt của các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội. Các đại biểu cũng đã nêu rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện như: sự phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động hỗ trợ công tác giảm nghèo…

Một số đại biểu cho rằng vẫn còn một số hạn chế; một số địa phương chưa rà soát, bổ sung kịp thời những hộ nghèo, cận nghèo mới phát sinh hoặc tái nghèo do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở cho vay vốn dẫn đến các hộ nghèo chậm được thụ hưởng chính sách… Đáng nói là vẫn còn tình trạng hộ còn dư nợ chuyển khỏi nơi cư trú hoặc chuyển nhượng tài sản trước khi đi khỏi nơi cư trú nhưng không thực hiện trả nợ vay.

Nguyễn Tâm - Thành Trọng

Các tin bài khác