CẦN MỞ RỘNG CHO VAY HỘ CẬN NGHÈO: Mong sớm được vay vốn ưu đãi (Bài 3)

21/12/2012
(VBSP) Trên thực tế, nhiều hộ cận nghèo cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất nhưng tiếp cận vốn các tổ chức tín dụng thương mại không dễ dàng. Hơn lúc nào hết, họ đang cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các ngành chức năng trong vấn đề vốn đầu tư mở rộng sản xuất để kết quả giảm nghèo ngày càng bền vững.
Nhiều hộ cận nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách địa phương

Nhiều hộ cận nghèo tại tỉnh Hà Tĩnh đã có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân sách địa phương

Nam Đnh: Nhiu chương trình vay nhưng chưa đ

Kế thừa có chọn lọc hình thức cho vay tín chấp của các tổ chức hội, đoàn thể, đến nay, NHCSXH huyện Giao Thủy (Nam Định) đã tạo điều kiện cho 12.190 đối tượng thuộc diện chính sách, hộ nghèo được vay 262 tỷ đồng. Trong 7 chương trình cho vay, có tới 6 chương trình ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể nên việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi. Cũng do có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng, chính quyền địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể nên cùng với việc thành lập, đưa vào hoạt động có hiệu quả 435 Tổ TK&VV tại 22 xã, thị trấn trong huyện thì việc bảo toàn và khai thác có hiệu quả nguồn vốn vay luôn được ngân hàng chú trọng, do vậy, tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ chiếm 0,06% tổng dư nợ.

Từ vốn vay của ngân hàng, hàng năm, toàn huyện đã có 4 - 6% số hộ thoát nghèo. Nhiều nông dân được vay vốn đã tích cực đầu tư mở rộng sản xuất, làm ăn có hiệu quả, không chỉ góp phần làm giàu cho gia đình mà còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động khác, điển hình như hộ anh Nguyễn Văn Đóa ở xã Giao Phong. Với những thành tựu này, NHCSXH huyện Giao Thủy luôn được đánh giá là tổ chức tín dụng có chất lượng tín dụng tốt và là một trong ba ngân hàng có tổng dư nợ cao nhất tỉnh Nam Định.

Song có một thực tế là hiện ở Giao Thủy vẫn còn nhiều hộ cận nghèo rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất nhưng lại không nằm trong diện vay vốn ưu đãi trong khi việc tiếp cận vốn của các tổ chức tín dụng thương mại không dễ dàng. Đây cũng là thực tế ở rất nhiều địa phương khác chứ không riêng gì huyện Giao Thủy. Với phương thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, phụ thuộc nhiều vào thời tiết thì có khi, chỉ sau một đợt dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hay qua một cơn bão là bao nhiêu tài sản của hộ cận nghèo có thể đội nón ra đi và từ hộ có mức sống trung bình họ có thể rơi vào tình trạng nghèo. Chính vì ranh giới mong manh ấy mà các hộ cận nghèo rất cần vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tuy nhiên, để các hộ cận nghèo có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng lại không dễ. Đối với các tổ chức tín dụng thương mại, họ phải có đủ tài sản thế chấp, phải chứng minh được năng lực tổ chức sản xuất, có khả năng trả nợ thì mới đủ điều kiện tiếp cận vốn. Đối với NHCSXH, lãi suất thấp hơn, thủ tục thông thoáng hơn. Hình thức vay chủ yếu bằng tín chấp nhưng đối tượng cận nghèo lại không nằm trong diện được vay. Hiện, trong các chương trình cho vay của NHCSXH, hộ cận nghèo chỉ được vay vốn làm công trình NS&VSMTNT hay vốn HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Ông Phạm Văn Nam, Giám đốc NHCSXH huyện Giao Thủy cho biết: “Nguồn vốn của ngân hàng vẫn còn nhiều, ngân hàng cũng muốn mở rộng đối tượng cho vay sang hộ cận nghèo nhưng tiếc là chưa được phép”.

Bà Đinh Thị Tơ, Tổ trưởng Tổ TK&VV xóm 4, xã Giao An cho biết: “Hộ nghèo tại địa phương đa phần là các hộ già cả, đã quá tuổi lao động hoặc hộ không có khả năng lao động được xét vào diện hộ nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, hộ nghèo thực sự có nhu cầu vay vốn sản xuất chiếm không nhiều nên lượng vốn dành cho hộ nghèo vẫn còn”.

Theo thống kê, toàn huyện Giao Thủy hiện vẫn còn 4.000 hộ cận nghèo, họ là những đối tượng rất dễ tái nghèo, nếu tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, họ sẽ không phải thế chấp tài sản, thủ tục vay vốn được các tổ chức hội, đoàn thể giúp đỡ, chưa kể mức lãi suất ưu đãi hấp dẫn. Chính vì vậy, rất nhiều hộ cận nghèo tại đây đang khao khát được tiếp cận nguồn vốn này.

Gia đình chị Phạm Thị Ghi là hộ cận nghèo ở xóm 13, xã Giao An. Chị cho biết: “Nếu được vay vốn với lãi suất bằng hoặc cao hơn hộ nghèo chúng tôi cũng sẵn sàng vay. Bởi vì hiện nay các phương án và kế hoạch sản xuất kinh doanh của chúng tôi đã sẵn sàng nhưng khổ một cái là gia đình chưa có nhiều vốn để đầu tư tập trung”.

Trước sức ép của quá trình đô thị hóa nông thôn, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, ông Trần Quang Vọng, Chủ tịch UBND xã Giao An đề xuất: “Nhà nước nên mở rộng đối tượng cho vay đến hộ cận nghèo, cũng có thể nâng mức lãi suất, mức vay. Có như vậy, các hộ cận nghèo mới có vốn GQVL, phát triển sản xuất, Nhà nước lại giải quyết được vấn đề an sinh xã hội”.

Hà Tĩnh: Mở rộng vốn vay ưu đãi cho hộ cận nghèo

“Ngày 10/7/2012, Thủ tướng   Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 852/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược   phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 - 2020 xác định tín dụng chính sách xã hội   là giải pháp để thực hiện mục tiêu giảm nghèo một cách cơ bản và bền vững.

Mục tiêu tổng quát được xác định   là: Phát triển NHCSXH theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện   tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước; gắn liền với việc phát triển các   sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các   đối tượng chính sách khác. Các mục tiêu cụ thể đưa ra là: 100% người nghèo và   các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận   các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp; dư nợ tăng trưởng bình quân khoảng   10%/năm; tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ”.

Theo thống kê, đến nay, tỉnh Hà Tĩnh còn 57.252 hộ cận nghèo trên tổng số hơn 1,3 triệu dân. Đây là những đối tượng rất cần vay vốn để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, giải pháp thiết thực nhằm giúp các hộ cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, trong đó có việc mở rộng nguồn vốn vay.

Cụ thể, những năm qua UBND tỉnh Hà Tĩnh đã trích ngân sách địa phương 22 tỷ đồng để cho các đối tượng chính sách và hộ cận nghèo vay vốn. Theo đó, NHCSXH tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực phối hợp với UBND các địa phương, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV tại các thôn, xóm tổ chức bình xét, xác nhận đối tượng đủ điều kiện vay vốn, trong đó có hộ cận nghèo để giúp bà con được vay vốn phát triển kinh tế. Theo Quyết định số 3678/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 về việc ban hành quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng vốn từ ngân sách của tỉnh, ủy thác qua NHCSXH để cho vay GQVL, phát triển sản xuất đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hộ cận nghèo cũng nằm trong diện được vay vốn từ chương trình cho vay XKLĐ.

Ông Lưu Văn Minh, Giám đc NHCSXH tnh Hà Tĩnh cho biết: “Theo Quyết đnh s 3678/QĐ-UBND, trong hai năm 2011 và 2012, UBND tnh đã trích vn ngân sách 8 tđng chuyn sang cho NHCSXH đ cho h cn nghèo, h thuc din di di tái đnh cư vay vn, nhđó, nhiu hđã thoát nghèo và tr nđy đ. Tuy nhiên, vi các h cn nghèo, h làđi tượng rt nhy cm, rt d tái nghèo, do đó cn phi có cơ chế cho vay ưu đãi đ to điu kin cho hđu tư SXKD, tránh nguy cơ tái nghèo do thiếu vn sn xut, đc bit là các h cn nghèo min núi như Hương Khê, Vũ Quang, Hương Sơn…”.

Mặc dù vậy, không phải đối tượng cận nghèo nào cũng được vay vốn. Do đó, ngày 03/7/2012, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung cơ chế tín dụng chính sách đối với hộ cận nghèo và hộ gia đình thuộc vùng di dời tái định cư, nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo tinh thần Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ.

Anh Phan Văn Tú ở xóm Tân Mỹ, xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà cho biết, trước đây gia đình đã được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách tỉnh thông qua NHCSXH để nuôi cá. Nhờ đó, gia đình không những có việc làm ổn định mà còn tăng thêm thu nhập, có tiền nuôi các con ăn học đầy đủ… “Việc lãnh đạo tỉnh cũng như Nhà nước quan tâm đến những hộ cận nghèo như chúng tôi là việc làm thiết thực, giống như “kênh cứu cánh” cho bà con. Tuy nhiên, nếu tới đây Nhà nước mở rộng chương trình cho vay đối với các hộ cận nghèo thì chúng tôi mới có hy vọng thoát nghèo bền vững”, anh Tú nói.

Trần Hương, Nguyễn Hiền

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác