“Đòn bẩy 135” ở Thái Nguyên

02/12/2015
(VBSP News) Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, những năm qua tình hình kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi... đã và đang góp phần quan trọng trong công tác XĐGN bền vững, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân.
Đồng bào dân tộc xã Phú Đô (Thái Nguyên) được cấp cây giống trồng rừng

Đồng bào dân tộc xã Phú Đô (Thái Nguyên) được cấp cây giống trồng rừng

Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với số dân trên 1,1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 27%. Toàn tỉnh có 35 xã khu vực 1, hơn 40 xã khu vực 2, gần 50 xã khu vực 3, gần 600 xóm đặc biệt khó khăn. Việc thực hiện chính sách dân tộc trong thời gian qua đã tạo điều kiện hỗ trợ cho đng bào các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định sản xuất, nâng cao đời sống góp phần XĐGN hiệu quả. Yên Trạch là xã vùng sâu, vùng xa, giao thông khó khăn nhất, số hộ nghèo cao nhất huyện Phú Lương. Nhờ có “đòn bẩy 135”, mở ra hướng làm ăn mới xã xây dựng được 3 công trình thủy lợi: Na Hiên 1 và 2, công trình kênh mương Na Pháng với tổng vốn gần 1,9 tỷ đồng, đảm bảo nước tưới cho 70ha lúa 2vụ. Con đường lầy lội xưa kia đã được rải nhựa.Ngoài ra, xã có hàng nghìn lượt người được hỗ trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất mua máy bơm, trâu sinh sản, máy chế biến chè, giống cây trồng, vật nuôi…“Bây giờ nông dân chúng tôi chưa có tiền mua ô tô thôi, chứ thóc lúa trong nhà thì ăn qua luôn cữ giáp hạt chưa hết”, Chủ tịch UBND xã Yên Trạch cho biết. Theo Ban dân tộc tỉnh, từ năm 2006 - 2010 tổng kinh phí ngân sách Trung ương đầu tư cho Chương trình 135 giai đoạn II tại Thái Nguyên gần 322 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảm từ 26,8% năm 2005 xuống còn 10,8% năm 2010.

Trong giai đoạn 2011-2015, Thái Nguyên tiếp tục thực hiện Chương trình 135 với tổng vốn gần 462 tỷ đồng, trong đó xây dựng gần 470 công trình cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi) và dạy nghề cho hơn 11.500 học viên tham gia; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến cho gần 20.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Quyết đnh 1592 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 40 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho gần 40 xóm, bản với kinh phí hơn 31 tỷ đồng…

Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống từ 2014 - 2020” được coi là chính sách đặc thù của tỉnh Thái Nguyên. Với tổng kinh phí thực hiện khoảng 122,6 tỷ đồng, trong đó 47,1 tỷ đồng ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất; 75,5 tỷ đồng giành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếuCùng với những chương trình, dự án của Trung ương, đề án này được xem như chiếc “chìa khóa” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng.

Tiếp sức “đòn bẩy 135” và các chương trình, dự án khác, năm 2014 NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đạt tổng dư nợ 2.117 tỷ đồng. Trong 11 chương trình, cho vay hộ nghèo luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tới 40%, tương ứng số tiền 847 tỷ đồng. Trong cho vay hộ nghèo, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên rất quan tâm hỗ trợ vốn tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện nghiêm túc các Quyết định 32, 54, 755 của Chính phủ cho vay vốn phát triển sản xuất hộ đồng bào dân tộc thiểu sốđặc biệt khó khăn với số tiền hơn 21 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ này còn được vay theo các chương trình hộ nghèo, HSSV, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn..., rất nhiều hộ dư nợ NHCSXH trên dưới 50 triệu đồng. Nhờ vậy, vài năm trở lại đây, tình hình kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến rõ rệt.Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc, miền núi chiếm 27,06%, năm 2014 giảm xuống còn 15%. Hiện nay, số hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng dân tộc, miền núi chiếm tỷ lệ khoảng 50% số hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn tỉnh.

Tính đến hết nay, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đạt tổng dư nợ gần 2.300 tỷ đồng, với 112.000 khách hàng còn dư nợ, tăng 177 tỷ đồng so với năm 2014. Tháng 10/2015, chi nhánh được Trung ương bổ sung nguồn vốn lần thứ 4 trong năm 2015 với số tiền 89,4 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn được bổ sung từ đầu năm đến nay lên 277 tỷ đồng. Nguồn vốn này được phân bổ vào 4 chương trình cho vay, gồm hộ cận nghèo 20 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo 20 tỷ đồng; theo Quyết định 755 và 54 của Chính phủ 49,4 tỷ đồng. Tỉnh đã kịp thời có Quyết định phân bổ nguồn vốn về Phòng giao dịch NHCSXH các huyện, thị xã. Theo đó, huyện Định Hóa - nơi có 14 dân tộc anh em được phân bổ nhiều nhất 19,4 tỷ đồng; tiếp đến Phú Lương 15 tỷ đồng; Đại Từ 13,2 tỷ đồng; Đồng Hỷ 12,2 tỷ đng; Võ Nhai 10,6 tỷ đồng…Chi nhánh phấn đấu giải ngân nguồn vốn mới trong tháng 11 này để chủ động chuẩn bị cho kế hoạch 2016 hướng về hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số.

Bài và ảnh Hồ Khánh Châu

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

Các tin bài khác