Nghiệm thu đề tài “Hoàn thiện phần mềm quản lý thông tin thi đua khen thưởng NHCSXH đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới”
Tại buổi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài - đại diện Nhóm nghiên cứu trình bày nội dung tóm tắt của đề tài.
Theo Nhóm nghiên cứu, thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển của NHCSXH, nhất là trong những năm đổi mới, công tác thi đua, khen thưởng (TĐ-KT) đã thể hiện rõ vai trò, vị trí trong việc phát triển bền vững của NHCSXH. Dù ở lĩnh vực nào và thời điểm nào đều có sự đóng góp quan trọng của công tác TĐ-KT.
Công tác TĐ-KT hiện nay tại NHCSXH đang được thực hiện hằng tháng, quý, năm. Các phong trào thi đua theo chuyên đề; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến được thực hiện hằng năm/giai đoạn đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống. Bên cạnh đó, việc đề nghị, trình, xét TĐ-KT các phong trào thi đua theo chuyên đề/hằng năm/đột xuất đối với tập thể, cá nhân kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện nhiệm vụ tín dụng chính sách của NHCSXH trong những năm qua ngày càng chú trọng. Để quản lý tốt công tác TĐ-KT và có tính hệ thống, công tác TĐ-KT đã triển khai chương trình phần mềm Quản lý công tác TĐ-KT trong hệ thống NHCSXH theo văn bản số 345/NHCS-TĐ-KT ngày 22/01/2018. Chương trình này đã hỗ trợ một phần không nhỏ cho cán bộ làm công tác TĐ-KT tại đơn vị cơ sở và cán bộ làm công tác TĐ-KT tại Hội sở chính trong việc thực hiện tổng hợp, xét duyệt, trình TĐ-KT hằng năm hoặc định kỳ, đột xuất (theo công trạng) đối với tập thể, cá nhân NHCSXH và tập thể, cá nhân kiêm nhiệm, phối hợp thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Tuy nhiên, do khối lượng lớn, công tác TĐ-KT phát sinh nhiều tình huống, đồng thời để thực hiện công tác TĐ-KT theo Quy chế TĐ-KT mới của NHCSXH theo Quy định của Luật TĐ-KT, Luật sửa đổi bổ sung Luật TĐ-KT, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ, của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, chương trình phần mềm Quản lý công tác TĐ-KT (từ 2017 đến nay) có một số nội dung không còn phù hợp với tình hình hiện nay, vì vậy cần phải nâng cấp để phù hợp với tình hình thực tế.
Đề tài đã làm rõ thực trạng 03 vấn đề công tác TĐ-KT và 3 vấn đề sử dụng Phần mềm Quản lý thông tin TĐ-KT tại NHCSXH, cụ thể là: Công tác tham mưu của Ban TĐ-KT và Hội đồng TĐ-KT NHCSXH; Công tác cụ thể hóa văn bản về TĐ-KT thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống; Tổ chức, hoạt động công tác TĐ-KT; Quy định về Phần mềm Quản lý thông tin Thi đua - Khen thưởng tại NHCSXH; Thực trạng về hạ tầng phần cứng, tổ chức cơ sở dữ liệu, công nghệ hiện tại; Kết quả sử dụng phần mềm Quản lý thông tin TĐ-KT trong việc hỗ trợ công tác TĐ-KT hiện nay.
Đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân chủ quan, khách quan của Phần mềm Quản lý thông tin TĐ-KT tại NHCSXH. Từ đó, làm tiền đề đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện Phần mềm Quản lý thông tin TĐ-KT tại NHCSXH.
Từ trình bày, đánh giá đúng thực trạng đề tài đã đề xuất giải pháp, đề xuất 04 kiến nghị để nâng cao chất lượng công tác TĐ-KT tại NHCSXH trong thời gian tới. Những kiến nghị, giải pháp này đều có tính khả thi, cùng với toàn bộ các sản phẩm của đề tài “Hoàn thiện phần mềm quản lý thông tin thi đua khen thưởng NHCSXH đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới” sẽ có thể là một đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quản lý về công tác thi đua trong giai đoạn hiện nay.
Đánh giá kết quả đạt được của Đề tài, Hội đồng nghiệm thu đề tài cho rằng Nhóm nghiên cứu đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác TĐ-KT; đã đánh giá được thực trạng về công tác TĐ-KT và sử dụng Phần mềm Quản lý thông tin TĐ-KT, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Các số liệu kết quả điều tra khá phong phú, Bảng hỏi thực hiện khảo sát tại 66 đơn vị NHCSXH cấp tỉnh với tổng số 322 cá nhân trả lời Bảng hỏi (Khảo sát nhóm đối tượng trực tiếp 150 cá nhân; Khảo sát nhóm đối tượng liên quan 172 cá nhân). Ngoài ra, Nhóm nghiên cứu đã đề xuất được những giải pháp, và kiến nghị cụ thể trực tiếp làm cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện phần mềm quản lý thông tin thi đua khen thưởng NHCSXH đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới. Nhìn chung, các giải pháp toàn diện có tính khả thi cao, nội dung lý luận, thực trạng giải pháp khá nhất quán,…
Phát biểu kết luận, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hải - Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao kết quả lao động công phu, nghiêm túc, hoàn thành tốt mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Đề tài được xây dựng trên yêu cầu thực tiễn nên có khả năng ứng dụng vào thực tiễn hoạt động NHCSXH. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã nghiêm túc tiếp thu những kiến nghị của Hội đồng nghiệm thu, trả lời các câu hỏi mà Hội đồng nêu ra. Phó Tổng Giám đốc đề nghị nhóm nghiên cứu tiếp thu những ý kiến đóng góp, hoàn chỉnh đề tài đảm bảo tốt các tiêu chí, mục đích nội dung đặt ra của đề tài.
Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại Khá.
PV
Các tin bài khác
- » Tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- » Cảnh báo Trang Fanpage giả mạo Ngân hàng Chính sách xã hội
- » “Chìa khóa” thoát nghèo cho vùng đồng bào DTTS
- » Tín dụng chính sách tiếp sức HSSV
- » Động lực để các hộ nghèo vùng đồng bào DTTS ổn định cuộc sống
- » Vốn vay ưu đãi tạo “đòn bẩy” cho người dân Ninh Bình thoát nghèo
- » Phát huy vai trò tín dụng ưu đãi trong giảm nghèo
- » Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình - ấm áp tình đoàn kết”
- » Vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong xây dựng phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên
- » Thanh Hóa tích cực triển khai Chỉ thị của Đảng