98% cựu chiến binh ở Tiền Giang sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích
Các chương trình tín dụng đã được tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chế độ, chính sách; tiền vốn được giao trực tiếp cho người có nhu cầu vay tại ấp (khu phố), không qua cấp trung gian. Trong 9 chương trình tín dụng, hộ cựu chiến binh nghèo và các đối tượng chính sách vay chiếm gần 70%; đầu tư chủ yếu vào những ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt, mua bán nhỏ… Qua kiểm tra, hộ sử dụng vốn vay đúng mục đích trên 98%, nợ quá hạn chỉ dưới 2% (do gặp thiên tai, dịch bệnh).
Toàn tỉnh hiện có 12.615 hộ vay vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH với 470 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Riêng Hội Cựu chiến binh tỉnh đã có 10/10 Hội Cựu chiến binh cấp huyện ký liên tịch với NHCSXH và 148/169 Hội Cựu chiến binh cơ sở xã, phường, thị trấn có Tổ tiết kiệm và vay vốn đạt 87,57%. Các cấp Hội Cựu chiến binh đã giúp đỡ hộ cựu chiến binh nghèo vay gặp rủi ro khôi phục sản xuất, vừa đảm bảo trả nợ vay đúng hạn, vừa tạo thu nhập ổn định, có tích lũy, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Qua 10 năm thực hiện vay vốn tín dụng ưu đãi vốn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm và thực hiện ủy thác NHCSXH, Hội Cựu chiến binh các cấp đã giúp cho 3.518 hộ hội viên cựu chiến binh thoát nghèo, thu hút trên 20 ngàn lao động có việc làm; trong đó hộ khá, giàu đạt 26,18%; hộ cựu chiến binh nghèo giảm, chỉ còn 3,43% (theo tiêu chí mới).
Riêng năm 2012, các cấp hội được phân bổ vốn vay trên 1 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của UBND tỉnh. Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng đã giải ngân 5 dự án, do Hội Cựu chiến binh làm chủ dự án cho 84 hộ cựu chiến binh vay, tạo thêm việc làm mới cho 120 lao động…
Nhìn chung, chất lượng tín dụng chính sách từ ủy thác của NHCSXH giải quyết cho hộ Hội Cựu chiến binh vay có nhiều hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng vẫn còn tiềm ẩn nợ quá hạn, dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao…
NHCSXH đề nghị UBND tỉnh và ngành Lao động - Thương binh và xã hội xem xét hỗ trợ thêm nguồn vốn từ ngân sách, để ủy thác cho hộ cựu chiến binh vay nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho hộ hội viên cựu chiến binh nghèo theo chuẩn mới.
Đồng thời, có kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho Hội Cựu chiến binh cơ sở, nên căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của hộ vay; không nên dàn trải, chia nhỏ để nhiều hộ cùng được vay vốn ngân hàng. Hội Cựu chiến binh cơ sở nhận ủy thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn nên có kế hoạch, biện pháp xử lý, thu hồi nợ quá hạn, chiếm dụng vốn, bảo toàn và phát triển.
Lê Hồng Lâm
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » 17.977 hộ cận nghèo ở Thái Nguyên có nhu cầu vay vốn trong năm 2013
- » Thêm vốn ưu đãi về làng
- » Một thập kỷ đồng hành giúp người nghèo vươn lên
- » Lịch phát sóng phim tài liệu
- » Hướng dòng tín dụng đến các buôn làng Tây Nguyên
- » Thu hẹp chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc
- » Hơn 54.000 tỷ đồng phát triển vùng dân tộc, miền núi
- » Hội nghị toàn quốc đánh giá chính sách vùng dân tộc và miền núi
- » 1.500 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo vượt lũ
- » HÀNH TRÌNH 10 NĂM CỦA NHCSXH: Vì sự ổn định, nâng cao đời sống cho người nghèo