Quảng Bình tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội
Tiếp và làm việc với Đoàn giám sát có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình Trần Hải Châu; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm; đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
Báo cáo tình hình huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm nhấn mạnh: Sau gần 9 năm triển khai thực hiện, Chỉ thị số 40 đã làm thay đổi sâu sắc nhận thức và hành động của cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Hoạt động tín dụng chính sách đã huy động hiệu quả các nguồn lực Trung ương và địa phương. Đặc biệt, nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH từ khi có Chỉ thị đến nay tăng 145,9 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 - 2022, toàn tỉnh có hơn 274 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn NHCSXH. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng chính sách cũng góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, ngăn chặn thực trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế ở địa phương.
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát và đại biểu đã trao đổi, phân tích, làm rõ những kết quả đạt được cũng như khó khăn, hạn chế trong huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội tại Quảng Bình.
Thay mặt Lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Hải Châu gửi lời cảm ơn Đoàn giám sát đã đến làm việc và có những trao đổi cụ thể về kết quả thực hiện cũng như khó khăn, hạn chế của tỉnh trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 40 thời gian qua. Chia sẻ về những khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chương trình tín dụng chính sách ở địa phương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy mong muốn Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục quan tâm hỗ trợ tỉnh về các cơ chế, chính sách, như: Nâng mức vay và kéo dài thời gian cho vay đối với hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đồng thời, yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan của tỉnh nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến trao đổi của đoàn giám sát nhằm có những giải pháp phù hợp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An nhấn mạnh về những kết quả nổi bật của Quảng Bình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội thời gian qua. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng Nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quảng Bình.
Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục tập trung quán triệt, triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Kết luận của Ban Bí thư về hoạt động tín dụng chính sách xã hội và trao đổi, làm rõ về những kiến nghị, đề xuất của tỉnh. Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận, tiếp thu đầy đủ các kiến nghị của tỉnh để xem xét, chuyển đến các Bộ, ngành Trung ương xem xét, sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong thời gian tới.
Hiền Chi
Các tin bài khác
- » Đoàn giám sát của Ban Kinh tế Trung ương làm việc tại xã Thanh Trạch
- » Nguồn vốn chính sách giúp đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, thoát nghèo
- » Chỉ thị số 40-CT/TW “tiếp sức” cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội ở Sóc Trăng
- » Nghiệm thu đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ kiệm nhiệm, phối hợp tham gia thực hiện tín dụng chính sách xã hội”
- » Đoàn công tác của Tổ chức PKSF làm việc tại VBSP
- » Mạch nguồn tín dụng ưu đãi ở Hà Tĩnh
- » Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Tiền Giang về tín dụng chính sách xã hội
- » Ban Kinh tế Trung ương giám sát về thực hiện nguồn vốn chính sách tại Sóc Trăng
- » Nghiệm thu đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đối với các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam”
- » Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giao dịch tại xã, phường, thị trấn của chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình