“Ở đâu còn người nghèo - ở đó có NHCSXH”

17/12/2016
(VBSP News) Nhằm tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, giảm bớt thời gian chi phí đi lại, Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã, phường thị trấn là địa chỉ thân thuộc giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi ngay tại nơi cư trú, từ đó giúp họ có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất. Nhờ phát huy tốt vai trò và thực hiện việc giải ngân vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng với tinh thần “Ở đâu còn người nghèo - ở đó có NHCSXH”, NHCSXH đã gắn chặt với cộng đồng người nghèo và trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu của họ trên con đường làm giàu, xây dựng cuộc sống tươi đẹp. Giá trị này một lần nữa được minh chứng trong chuyến thị sát hoạt động tại cơ sở của đồng chí Dương Quyết Thắng - Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc và đồng chí Lê Ngọc Bảo - Uỷ viên HĐQT, Trưởng Ban Kiểm soát NHCSXH vào ngày 17/12/2016.
Đến kiểm tra trực tiếp tại Điểm giao dịch xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn), Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đã lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con vay vốn; đề xuất kiến nghị của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương và đánh giá cao hoạt động Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Hữu Lũng

Đến kiểm tra trực tiếp tại Điểm giao dịch xã Y Tịch, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng đã lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con vay vốn; đề xuất kiến nghị của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương và đánh giá cao hoạt động Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Chi Lăng

Như thường lệ, cứ đến ngày giao dịch hàng tháng của NHCSXH, tất cả các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn cũng như hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã Y Tịch của huyện Chi Lăng; xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng và xã Tràng Phái thuộc huyện Văn Quan tập trung về Điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND xã để giao dịch, nhận vốn vay, nộp lãi, trả gốc và gửi tiền tiết kiệm…

Vừa nhận được món vay 8 triệu đồng trên tay từ chương trình tín dụng hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, chị Hoàng Thị Lít ở thôn Hòn Diềng, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan  vui vẻ nói: “Thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn mà tôi được vay vốn đấy. Hôm nay mừng lắm. Ngày nghỉ mà NHCSXH vẫn làm việc nhiệt tình như ngày thường. Nhận số tiền này vay về tôi sẽ bàn với chồng đầu tư ngay vào trồng cây hồi. Chắc chắn cuộc sống của gia đình tôi sẽ đổi đời từ đây”.

“Nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ được NHCSXH giải ngân qua các Điểm giao dịch tại xã, thủ tục vay vừa đơn giản, vừa thuận tiện, không phải mất nhiều thời gian đi lại và chi phí khác. Bà con chúng tôi cảm thấy hài lòng sự phục vụ tận tình chu đáo này. Không những vậy tại Điểm giao dịch xã bà con chúng tôi còn nắm bắt được những thông tin về mức vay, lãi suất cho vay, quy trình thủ tục vay vốn, các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước và cả những góp ý nữa…”, chị Lít phấn khởi cho biết.

Còn tại Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã Minh Tiến, huyện Hữu Lũng đã trở thành địa chỉ quen thuộc với đa số hộ dân nghèo. Bởi nhờ đó, họ đã có cuộc sống mới, nhiều HSSV tiếp tục được đến trường nhờ vốn vay chính sách… Anh Lý Văn Thương ở thôn Hố Vạng là một minh chứng cụ thể. Đã có thời điểm, gia đình anh được xếp vào là một trong những hộ nghèo nhất nhì của xã. Trong lúc chưa biết xoay xở thế nào để thoát nghèo, anh được Hội Nông dân xã giới thiệu ra trụ sở UBND xã tìm đến Điểm giao dịch NHCSXH làm thủ tục vay vốn. Từ nguồn vốn cách đây 3 năm vay chỉ vài triệu đồng vay về nuôi trâu sinh sản, rồi làm thuê tích cóp có thêm vốn, ấy vậy mà nay đàn trâu của gia đình anh đã phát triển thành đàn tới 5 con. Bằng sức lao động chịu thương, chịu khó, vợ chồng anh đã làm nên điều kỳ diệu, xây dựng được cơ ngơi khang trang, con cái học hành đến nơi chốn. “Gia đình có được cuộc sống khấm khá như hôm nay là đều bắt đầu từ vốn vay chính sách. Nếu không có sự giúp đỡ của NHCSXH, các cấp, các ngành, không biết đến bao giờ nhà tôi mới thoát nghèo”, anh Thương bộc bạch nói.

Báo cáo với Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng về tình hình dư nợ vốn vay chính sách trên địa bàn, ông Hoàng Văn Tài - Chủ tịch UBND xã Minh Tiến thông tin: “Điểm giao dịch của NHCSXH tại xã hoạt động rất bài bản, hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Sau mỗi buổi giao dịch, cán bộ ngân hàng, các hội, đoàn thể, chính quyền xã đều tiến hành tổ chức họp giao ban để giải quyết những tồn tại, rút kinh nghiệm và cùng đưa ra những giải pháp thực hiện các chương trình vốn vay phù hợp. Từ những hoạt động như vậy, Điểm giao dịch xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban giảm nghèo xã, các tổ chức nhận ủy thác và NHCSXH được thường xuyên tiếp xúc với người nghèo và các đối tượng chính sách, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Là một xã miền núi, vùng cao còn nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để NHCSXH phục vụ nhân dân một cách tốt nhất. Hiện nay xã đang có 11 Tổ tiết kiệm và vay vốn và có dư nợ với NHCSXH là 7,5 tỷ đồng cho 369 hộ vay”.

Các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác vốn vay NHCSXH xã Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trao đổi với Trưởng Ban Kiểm soát NHCSXH Lê Ngọc Bảo

Các tổ chức hội, đoàn thể nhận uỷ thác vốn vay NHCSXH xã Tràng Phái, huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trao đổi với Trưởng Ban Kiểm soát NHCSXH Lê Ngọc Bảo

Còn Chủ tịch Hội Nông dân xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, Triệu Thị Luyến thông tin, hiện hội đang quản lý 4 Tổ tiết kiệm và vay vốn, có dư nợ tại NHCSXH là trên 4 tỷ đồng. “Ðể tổ hoạt động hiệu quả thì mỗi tháng tất cả các khâu từ thu nợ, thu lãi, nhận tiền gửi tiết kiệm phải được thực hiện một cách kịp thời. Ðiều đáng mừng là khi Điểm giao dịch tại xã hoạt động, với thời gian cụ thể, cũng như có cán bộ ngân hàng đến giao dịch đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ban quản lý tổ. Ngay tại Điểm giao dịch, các Tổ trưởng còn được trực tiếp cán bộ ngân hàng hướng dẫn nghiệp vụ sổ sách cũng như triển khai nhiều chính sách cho vay mới”, Chủ tịch Triệu Thị Luyến chia sẻ.

Ðược giao phụ trách địa bàn xã Tràng Phái, huyện Văn Quan, cứ đến ngày giao dịch hàng tháng, anh Chu Hồng Hà - Tổ trưởng Tổ giao dịch lưu động NHCSXH huyện Văn Quan cùng các cán bộ khác được phân công có mặt tại xã từ sớm. Theo anh Hà, Điểm giao dịch NHCSXH ở xã Tràng Phái hoạt động hiệu quả, tạo thuận lợi cho người nghèo tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước. Khi giao dịch với bà con xong, ngân hàng, các hội, đoàn thể, cán bộ xã tiến hành họp giải quyết những nội dung còn tồn tại, rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp thực hiện trong thời gian tới. Xã Tràng Phái hiện đang có dư nợ với NHCSXH trên 14 tỷ đồng, cho 494 hộ vay, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,2%.

“Thông qua những hoạt động như vậy, chính quyền xã cũng đã lồng ghép hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế, chuyển đổi thành công cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên…”, anh Chu Hồng Hà cho hay.

15577496_949062748527251_20

Tại các Điểm giao dịch xã, mọi thông tin về hộ vay, dư nợ các chương trình và chính sách liên quan đến tín dụng chính sách đều được NHCSXH niêm yết công khai

Tại các Điểm giao dịch xã, mọi thông tin về hộ vay, dư nợ các chương trình và chính sách liên quan đến tín dụng chính sách đều được NHCSXH niêm yết công khai

 

Tại các Điểm giao dịch, Đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ sách lưu trữ, biên bản họp giao ban với các hội, đoàn thể. Đồng thời thăm hỏi, động viên cán bộ tín dụng NHCSXH huyện và bà con vay vốn trên địa bàn xã. Qua chứng kiến hoạt động tại Điểm giao dịch, nghe báo cáo của Tổ giao dịch lưu động, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, đồng chí Dương Quyết Thắng - Tổng Giám đốc và đồng chí Lê Ngọc Bảo - Trưởng Ban Kiểm soát đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của Tổ giao dịch lưu động NHCSXH các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng và Văn Quan trong việc quản lý, phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các hội, đoàn thể chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi, động viên bà con vay, sử dụng hiệu quả đồng vốn đúng mục đích để thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

* Cùng ngày, Ban điều hành NHCSXH cũng đã trực tiếp đi kiểm tra tại Điểm giao dịch NHCSXH tại các xã thuộc tỉnh Hoà Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ và Quảng Ninh.

Tại Điểm giao dịch xã Tuy Phong, huyện Cao Phong (Hoà Bình), Phó Tổng Giám đốc Võ Minh Hiệp đã trao đổi với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy Phong hiện có 21 Tổ tiết kiệm và vay vốn, đang có dư nợ tại NHCSXH là 29,5 tỷ đồng với 09 chương trình cho vay. Hiện xã cũng đang có số dư tiền gửi tiết kiệm là 322 triệu đồng tại NHCSXH huyện

Tại Điểm giao dịch xã Tuy Phong, huyện Cao Phong (Hoà Bình), Phó Tổng Giám đốc Võ Minh Hiệp đã trao đổi với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội. Tuy Phong hiện có 21 Tổ tiết kiệm và vay vốn, đang có dư nợ tại NHCSXH là 29,5 tỷ đồng với 09 chương trình cho vay. Hiện xã cũng đang có số dư tiền gửi tiết kiệm là 322 triệu đồng tại NHCSXH huyện

 

Trực tiếp tham gia buổi họp giao ban của Tổ giao dịch lưu động NHCSXH huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) với Ban giảm nghèo xã, các hội, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn xã Xuân Long, Phó Tổng Giám đốc Bùi Quang Vinh đã lắng nghe và giải đáp các ý kiến, vướng mắc liên quan đến tín dụng chính sách

Trực tiếp tham gia buổi họp giao ban của Tổ giao dịch lưu động NHCSXH huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) với Ban giảm nghèo xã, các hội, đoàn thể, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn xã Xuân Long, Phó Tổng Giám đốc Bùi Quang Vinh đã lắng nghe và giải đáp các ý kiến, vướng mắc liên quan đến tín dụng chính sách

 

Cùng dự họp giao ban sau phiên giao dịch tại Điểm giao dịch xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn (Phú Thọ), Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hải đã yêu cầu Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Tân Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền; vận động, hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay hiệu quả; thực hiện các phiên giao dịch tại xã đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả... Xã Vinh Tiền đang có dư nợ vốn vay tại NHCSXH huyện là trên 7,2 tỷ đồng với 11 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đặc biệt xã không có hộ dân nào nợ quá hạn

Cùng dự họp giao ban sau phiên giao dịch tại Điểm giao dịch xã Vinh Tiền, huyện Tân Sơn (Phú Thọ), Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hải đã yêu cầu Tổ giao dịch lưu động của NHCSXH huyện Tân Sơn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền; vận động, hướng dẫn bà con sử dụng vốn vay hiệu quả; thực hiện các phiên giao dịch tại xã đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả… Xã Vinh Tiền đang có dư nợ vốn vay tại NHCSXH huyện là trên 7,2 tỷ đồng với 11 Tổ tiết kiệm và vay vốn. Đặc biệt xã không có hộ dân nào nợ quá hạn

 

Lương Xuân thực hiện

Các tin bài khác