Mô hình hoạt động NHCSXH nên được các nước trên thế giới học tập, nhân rộng
Tại đây, Đoàn công tác của Hiệp hội APRACA cũng đã tìm hiểu mô hình hoạt động Điểm giao dịch xã, công tác ủy thác vốn vay qua 04 tổ chức hội, đoàn thể và hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời tìm hiểu về phương thức chuyển tải và quản lý vốn vay của NHCSXH.
Bà Gouri Krishna - Tổng Giám đốc tổ chức Basix consulting (Ấn Độ) thành viên đoàn công tác cho rằng, thực hiện giao dịch tại Điểm giao dịch xã thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ tiết kiệm và vay vốn là một nét đặc thù, riêng có của NHCSXH, rất đáng để các quốc gia trong Hiệp hội APRACA và các quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo cao học hỏi, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó, việc công khai các chương trình tín dụng, dư nợ từng hộ vay, lãi suất các chương trình… thể hiện tính khách quan, minh bạch, dân chủ của hoạt động tín dụng chính sách tại Việt Nam.
Bà Gouri Krishna đánh giá cao mô hình quản lý của hệ thống NHCSXH “Đây là một mô hình quản lý riêng của hệ thống NHCSXH và của đất nước Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng được thụ hưởng trong việc vay vốn, trả nợ và nắm bắt kịp thời các thông tin về tín dụng chính sách, tiết giảm chi phí, thời gian đi lại khi giao dịch với NHCSXH, tạo được niềm tin của nhân dân”.
Thăm các hộ mô hình giảm nghèo hiệu quả, Tiến sĩ Prasun Kumar Das - Tổng Thư ký Hiệp hội APRACA nhận xét, việc NHCSXH cho vay đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách là hết sức hiệu quả, những mô hình vay vốn và phát triển kinh tế như thế này rất đáng được học tập, nhân rộng và kinh nghiệm trong việc quản lý, chuyển tải vốn vay là bài học để nhiều nước trên thế giới học tập. Tiến sĩ Prasun Kumar Das cũng khẳng định các chương trình tín dụng chính sách mà NHCSXH đang triển khai là kênh tín dụng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện cải thiện cuộc sống, thoát nghèo, nâng cao trình độ. Nhờ được vay vốn từ NHCSXH nên vị thế của người nghèo tại Việt Nam đã được nâng cao.
Tại Hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của Việt Nam” được NHCSXH phối hợp với APRACA, Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) tổ chức. TS. Prasun Kumar Das - Tổng thư ký APRACA nhận định, với 6,7 triệu người gửi tiết kiệm thường xuyên, NHCSXH đang là tổ chức có khả năng huy động tiết kiệm hiệu quả nhất trong số các đơn vị chủ chốt cung cấp dịch vụ tài chính vi mô với 70% thị phần. Điều này có được nhờ vào phương pháp tiếp cận khách hàng rất đặc thù của ngân hàng. NHCSXH đã tạo ra một hệ thống cung cấp tín dụng và thu nợ hiệu quả, làm giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và bản thân ngân hàng đồng thời đạt được mức độ bao phủ ấn tượng đến tận cấp xã.
“Phải khẳng định rằng vai trò của NHCSXH trong xóa đói, giảm nghèo là rất đáng kể, nhưng cũng phải kể đến nỗ lực của Chương trình xóa đói, giảm nghèo tổng thể của Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã theo đuổi một cách kiên định và thống nhất chương trình này, đây cũng là lý do chính của một trong những thành tựu xóa đói, giảm nghèo nhanh nhất khu vực”, Tổng thư ký APRACA phát biểu.
Thùy Trinh
Các tin bài khác
- » Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Nam: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn
- » WB đánh giá cao mô hình hoạt động của NHCSXH
- » Cùng học sinh, sinh viên đến trường
- » Tổng Bí thư: Đồng bằng sông Hồng cần phát huy vai trò là vùng "động lực phát triển hàng đầu"
- » Thành quả 20 năm hợp tác giữa NHCSXH và Viện nghiên cứu chính sách - Bộ Tài chính Nhật Bản
- » Hoạt động tín dụng chính sách ở Bình Định (Bài cuối: Góp sức xây dựng nông thôn mới)
- » Hoạt động tín dụng chính sách ở Bình Định (Bài 2: Xuất hiện nhiều tấm gương sản xuất giỏi)
- » Hoạt động tín dụng chính sách ở Bình Định (Bài 1: Tạo mọi nguồn lực giúp dân thoát nghèo)
- » Những mầm xanh ở miền gió cát
- » Dấu ấn tín dụng chính sách vùng cao Than Uyên