Khánh Sơn phát huy hiệu quả tín dụng chính sách
Nhiều năm nay, gia đình ông Mấu Xuân Hướng ở thôn Suối Đá, xã Ba Cụm Bắc luôn trong hoàn cảnh khó khăn, đời sống bấp bênh khi chỉ trông chờ vào 2 con bò nuôi. Năm 2016, gia đình ông mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện Khánh Sơn để mua thêm 2 con bò về nuôi. Qua hơn 2 năm chăm sóc, đến nay, gia đình ông đã có thêm 2 con bê. “Gia đình tôi đã gom góp trả được 1/3 số tiền nợ cho ngân hàng. Vợ chồng tôi vừa làm rẫy, vừa chăn nuôi bò, hy vọng thoát nghèo của gia đình tôi cũng từ đàn bò này”, ông Hướng nói.
Tương tự, năm 2016, từ số tiền 40 triệu đồng vay NHCSXH huyện Khánh Sơn, gia đình ông Cao Nghiệp - hộ nghèo ở thôn A Thi, xã Ba Cụm Bắc đã cải tạo lại vườn tạp, mua 20 cây sầu riêng về trồng thêm trong vườn nhà rộng chừng 2 sào. Ngoài ra, gia đình ông còn đầu tư 3 sào mía tím, mua máy bơm, ống dẫn nước để đảm bảo nước tưới cho sầu riêng và mía. 2 năm nay, mía tím được giá (18 - 20 triệu đồng/sào), nên ngoài số tiền dành để trả nợ ngân hàng, gia đình ông Nghiệp đã có thêm tiền để xây dựng lại căn nhà khang trang hơn. Năm nay, ngoài mía tím, gia đình ông còn đặt nhiều hy vọng vào những cây sầu riêng đang trĩu quả.
“Các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, biết đưa nguồn vốn vào phát triển sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập cho gia đình, trả nợ đúng hạn. Ngân hàng sẽ luôn nỗ lực, không để hộ DTTS nghèo, cận nghèo nào thiếu vốn, phải đi vay ngoài lãi suất cao”, ông Nguyễn Văn Nghiệm - Giám đốc NHCSXH huyện Khánh Sơn cho biết.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo lãnh đạo huyện Khánh Sơn, hiện nay vẫn còn một bộ phận ĐBDTTS nghèo, cận nghèo tuy được tiếp cận nguồn vốn nhưng khả năng sử dụng, đưa vốn vào sản xuất còn hạn chế. Trong khi đó, vẫn chưa có sự đồng hành tích cực từ một số cơ quan chuyên môn của địa phương trong việc hỗ trợ, hướng dẫn các hộ này về cách thức làm ăn, sử dụng vốn vay hiệu quả nên một số hộ đến hạn không trả được nợ, phải gia hạn nợ.
Ông Nguyễn Quốc Thịnh - Phó Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh Khánh Hòa nhận định, thời gian qua, các hộ DTTS nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã tiếp cận nguồn vốn từ NHCSXH huyện một cách thuận lợi. Qua giám sát một số mô hình sản xuất cho thấy, người dân đã biết sử dụng vốn vay vào sản xuất, từng bước nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên, huyện Khánh Sơn cần rà soát, đánh giá cụ thể hiệu quả việc sử dụng vốn của người vay, cũng như tác động của việc vay vốn đối với công tác giảm nghèo ở địa phương. Để hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả, các đơn vị khuyến nông, khuyến lâm cần đồng hành hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi…
Bài và ảnh Hải Lăng
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Đồng vốn nhân văn nơi miền cát trắng
- » Có vốn trồng sâm, người dân Tu Mơ Rông thoát nghèo
- » Nâng cao chất lượng cuộc sống từ tín dụng chính sách
- » Vốn ưu đãi góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở huyện Yên Thủy
- » Bắc Giang phát huy hiệu quả nguồn vốn ưu đãi
- » Người nghèo ở Đắk Lắk có thêm cơ hội làm giàu
- » Nguồn lực tiếp sức cho hộ nghèo vươn lên