Hiệu quả từ chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn
Xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) còn nhiều khó khăn, người dân sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp hoặc làm thuê, làm mướn. Nhiều hộ dân trên địa bàn xã được thoát nghèo trong thời gian qua nhờ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các chương trình cho vay ưu đãi của NHCSXH huyện. Trong những năm qua, từ nguồn kinh phí phân bổ của cấp trên, NHCSXH huyện Hồng Ngự đã triển khai thực hiện chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn đã giúp cho nhiều chủ cơ sở vừa và nhỏ có thêm nguồn vốn hoạt động có hiệu quả, đặc biệt họ cũng chia sẻ một phần khó khăn trong cuộc sống đối với người dân.
Chị Nguyễn Ngọc Kim, ngụ ấp 1, xã Thường Thới Hậu B, huyện Hồng Ngự có nhiều năm mua bán quần áo may sẵn tại chợ Cầu Muống thuộc xã Thường Thới Hậu B. Lợi nhuận từ việc mua bán chủ yếu chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Trước đây chị Kim cũng có lúc hỏi vay tiền Ngân hàng thương mại nhưng rất khó khăn lại phải có tài sản thế chấp, vì vậy loay hoay mãi chị cũng không có vốn đầu tư mở rộng việc kinh doanh. Tháng 7/2010, khi tham gia cuộc họp do Hội phụ nữ xã tổ chức, tại buổi họp có thông báo triển khai chương trình cho các hộ hoạt động thương mại trên địa bàn được vay vốn ưu đãi, từ đó gia đình làm hồ sơ và được NHCSXH huyện Hồng Ngự xét cho vay 30 triệu đồng. Có thêm nguồn vốn chị Kim đầu tư mua thêm quần áo may sẵn về bán cho bà con địa phương, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Chị Kim bộc bạch: “Nhờ vay vốn với lãi suất thấp nên tôi bán cho người dân với giá cả ưu đãi nhằm chia sẻ khó khăn với bà con…”.
Giống như gia đình chị Kim, chị Nguyễn Thị Thủy, ngụ ấp Công Tạo, xã Bình Phú, huyện Tân Hồng cũng được xét cho vay 30 triệu đồng từ chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn. Chị Thủy cho biết, trước đây gia đình có khó khăn về nguồn vốn, vì thế việc mua bán chủ yếu mua từng đợt hàng về bán lại, đến lúc hết hàng thì đi mua đợt khác nên lợi nhuận cũng không đáng là bao. Gần đây, Nhà nước triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi nên tôi đã làm hồ sơ và được xét giải ngân vốn. Từ vốn vay cộng với nguồn tích lũy của gia đình chị mua nhiều mặt hàng như: Quần áo may sẵn, giày, dép… về bán cho người tiêu dùng mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Chị Thủy cũng cho biết thêm, ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, người dân mua hàng thiếu chịu là chủ yếu, nhờ được vay vốn với lãi suất ưu đãi nên gia đình có thêm điều kiện thuận lợi hơn trong việc mua bán.
Theo tìm hiểu của chúng tối, đến nay tổng dư nợ chương trình cho vay thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn tại huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự là trên 4 tỷ đồng. Các chủ cơ sở vừa và nhỏ được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi tại 3 địa phương nói trên đều hoạt động có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác trả lãi, trả nợ vay của ngân hàng.
Nguyễn Dũng Chinh
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Hơn 30 nghìn học sinh, sinh viên ở Bình Dương được vay vốn đến trường
- » Cán bộ ngân hàng của làng quê
- » Tận tụy với công việc
- » Đã qua thời dùng nước nhiễm độc hại
- » Phát huy hiệu quả đồng vốn ưu đãi
- » Lập trang trại, làm giàu trên vùng đất hoang
- » Vốn vay ưu đãi tiếp sức học trò nghèo hiếu học
- » Xuân Thọ vào xuân sớm
- » Hiệu quả từ mô hình đặc thù
- » Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đất nước nhất định sẽ vượt qua khó khăn!