Điểm tựa cho những CCB khó khăn
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Nguyễn Văn Phương ở ấp 4, xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ trở về tham gia lao động sản xuất và lập gia đình. Tuy chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống gia đình luôn gặp nhiều khó khăn. Qua nắm bắt thị trường, gia đình ông Phương quyết định bắt tay vào chăn nuôi gà Bình Định nhưng còn khó khăn về vốn. Biết được hoàn cảnh gia đình, Hội CCB xã tạo điều kiện cho ông Phương vay 15 triệu đồng từ NHCSXH đầu tư chăn nuôi. Sau thời gian, ông mạnh dạn chuyển từ nuôi gà Bình Định sang nuôi gà tre. Hiện nay, gia đình ông đang nuôi hơn 1.500 con gà tre. Được biết, gà tre nuôi từ 2,5 - 3 tháng là xuất chuồng, giá bán dao động từ 80 đến 90 nghìn đồng/kg, thương lái đến tận nơi thu mua. Hàng năm, trừ chi phí gia đình ông có lãi trên 100 triệu đồng/năm. Thấy mô hình hiệu quả, nhiều người đến học hỏi, ông đều sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài dám nghĩ, dám làm, ông Phương còn là người đứng ra tập hợp lao động nhàn rỗi ở địa phương thành lập Tổ Làm thanh long dần công. Tại đây, ông giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động, bình quân mỗi người có thu nhập trên 150 nghìn đồng/ngày. Giờ đây cuộc sống gia đình ông Phương đã ổn định, xây dựng được căn nhà khang trang.
Cũng giống như ông Phương, gia đình ông Lê Văn Vẹn gặp rất nhiều khó khăn sau khi trở về cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH đã tiếp thêm nguồn lực cho gia đình ông vươn lên ổn định cuộc sống.
Hiện nay, gia đình ông Vẹn là một trong những gia đình tiêu biểu ở địa phương thực hiện tốt mô hình chăn nuôi vịt đẻ kết hợp nuôi cá. Điều đáng nói mô hình nuôi vịt đẻ kết hợp nuôi cá chủ yếu tận dụng đất vườn tạp nhưng lợi nhuận rất cao. Bình quân trừ chi phí gia đình ông có lãi trên 12 triệu đồng/tháng từ nuôi vịt đẻ, còn cá 20 triệu đồng/năm. Nhờ chăm chỉ làm ăn, gia đình ông Vẹn dành dụm mua được 1000m² đất trồng thanh long và vươn lên thành hộ khá giàu ở địa phương.
Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH không chỉ giúp nhiều CCB vươn lên làm giàu mà còn xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả như: Mô hình may gia công, chăn nuôi heo, bò,… Qua đó góp phần thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội. Điều này càng khẳng định NHCSXH là ngân hàng của người nghèo.
Thiên Minh
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » CCB Hải Hà đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế
- » Tạo động lực phát triển kinh tế cho người có công với cách mạng
- » Tiếp sức cho thương binh trên “mặt trận” kinh tế
- » Người Thương binh nơi biên ải tích cực triển khai Chỉ thị 40
- » Cùng đồng vốn chính sách chiến thắng đói nghèo
- » Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo
- » “Đòn bẩy” giúp CCB thoát nghèo