CCB Hải Hà đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế
Rời quân ngũ năm 1983, ông Trần Đức Nghiêm (thôn 1, xã Quảng Minh) bắt tay gây dựng xưởng mộc nhưng không hiệu quả. Không cam chịu thất bại, ông Nghiêm tiếp tục tìm tòi, học hỏi nhiều mô hình kinh tế khác nhau để áp dụng cho gia đình.
Năm 2012, với sự hỗ trợ của Hội CCB huyện, ông Nghiêm đã vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để đầu tư dây chuyền nước đóng chai, đá sạch, mạnh dạn thành lập Công ty Nước đá sạch và nước lọc đóng chai Nghiêm Minh. Nhờ linh hoạt trong nắm bắt thị trường, đến nay công ty đã cung cấp sản phẩm đá sạch và nước lọc cho nhiều đơn hàng trong và ngoài huyện. Ước tính lợi nhuận công ty đạt gần 1 tỷ đồng/năm; tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ông Nghiêm chia sẻ công suất sản xuất của công ty đạt 12 tấn đá sạch và 20.000 lít nước lọc mỗi ngày. Thị trường tiêu thụ cũng khá ổn định, tạo nguồn thu tốt cho gia đình. Thu nhập trung bình của người lao động đạt 5 - 7 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó cũng trích một phần lợi nhuận của công ty để chăm lo cho người lao động cũng như anh em CCB trong huyện. Đối với đồng đội cần hỗ trợ về vốn hay kinh nghiệm tôi đều cố gắng hết sức để giúp đỡ.
Cũng có những giai đoạn gặp nhiều khó khăn, phát triển mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ không hiệu quả, nhưng với bản lĩnh của một người lính, ông Vũ Mạnh Tuấn ở thôn 8, xã Quảng Chính không hề nản chí. Trên diện tích vườn đồi rộng gần 4ha, cùng với số vốn 50 triệu đồng được hỗ trợ từ NHCSXH huyện, ông đã đầu tư mở rộng mô hình nuôi ngan, vịt lên hơn 1.000 con và đào ao thả cá nước ngọt. Mô hình này mỗi năm mang lại doanh thu cho gia đình hơn 300 triệu đồng.
Được biết, Hội CCB huyện Hải Hà hiện có 2.400 hội viên, trong những năm qua, nhiều hội viên CCB đã được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi, được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ. Đây là điều kiện thuận lợi để các CCB phát triển mô hình kinh tế. Hiện số hộ CCB khá và giàu trong Hội CCB huyện đạt 66%. Nhiều hội viên đã trở thành những tấm gương sáng, điển hình trong sản xuất kinh doanh giỏi, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Hà Trần Đức Dũng cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đồng hành cùng với hoạt động của Hội CCB huyện, đặc biệt trong phát triển kinh tế của hội viên. Trong đó chúng tôi sẽ tập trung vào một số giải pháp chính như tạo các nguồn vốn vay ưu đãi, tăng mức vốn vay, tăng quy mô sản xuất; hỗ trợ mở rộng các mô hình sản xuất đã đạt hiệu quả; tạo điều kiện thuận lợi giải quyết thủ tục hành chính về mặt bằng đất đai, đăng ký kinh doanh, hỗ trợ tư vấn cho định hướng ngành nghề và giới thiệu những điều kiện thuận lợi để phù hợp với hoạt động của các mô hình tổ đội, hộ gia đình của hội CCB. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng, các sở, ban, ngành để tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức về khoa học kỹ thuật, phát triển các ngành nghề có lợi thế.
Mai Hương
Các tin bài khác
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 3 - Kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 2 - Để cho những vườn nho trĩu quả (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Chính sách của Đảng về nơi khô hạn: Bài 1 - Điểm tựa của đồng bào (Tác phẩm đạt giải B - Hạng mục Báo in Cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020, lần thứ 3 năm 2019)
- » Tạo động lực phát triển kinh tế cho người có công với cách mạng
- » Tiếp sức cho thương binh trên “mặt trận” kinh tế
- » Người Thương binh nơi biên ải tích cực triển khai Chỉ thị 40
- » Cùng đồng vốn chính sách chiến thắng đói nghèo
- » Vốn chính sách giúp Cựu chiến binh Lạng Sơn thoát nghèo
- » “Đòn bẩy” giúp CCB thoát nghèo
- » Nguồn vốn tín dụng chính sách hỗ trợ CCB phát triển kinh tế