Đầu tư giáo dục ở Quỳnh Phụ
Giám đốc NHCSXH huyện Quỳnh Phụ, Lê Hải Vũ cho biết: “Trước khi có Quyết định 157 dư nợ cho vay học sinh, sinh viên ở vùng quê thuần nông này chỉ chiếm 0,3%, sau 5 năm triển khai đến nay chiếm 57,8% tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể như năm 2012 tăng 41% so với 2011 đạt tổng dư nợ 161 tỷ đồng với 9.494 học sinh, sinh viên được vay vốn ưu đãi”.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác tín dụng chính sách, NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đã phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể xây dựng, củng cố chất lượng hoạt động ở hơn 400 Tổ tiết kiệm và vay vốn, tiến hành cho vay ủy thác đến 99,94% chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Trong đó: Hội Phụ nữ quản lý 41,7%, Hội Nông dân 39,8%, số dư nợ còn lại do Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên quản lý. Chính quyền cơ sở cùng các tổ chức hội, đoàn thể cũng đã tích cực cùng NHCSXH đôn đốc thu nợ với doanh số đạt trên 12 tỷ đồng. Đặc biệt, qua các đợt kiểm tra, giám sát định kỳ đột xuất và đối chiếu tại các xã, thị trấn, Tổ tiết kiệm và vay vốn và nhiều hộ gia đình vay vốn… cho thấy về cơ bản các đối tượng vay vốn, sử dụng vốn của Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên đúng mục đích. Các cơ sở các cấp chính quyền, hội, đoàn thể, nhà trường không những phối hợp chặt chẽ với NHCSXH tiếp nhận, triển khai chương trình nhanh chóng, hiệu quả, mà còn coi trọng tuyên truyền, tạo điều kiện thuận lợi giúp các đối tượng được thụ hưởng làm thủ tục vay vốn đầy đủ, nhanh gọn. Trước đây, ở Quỳnh Phụ có khá nhiều hộ nông dân nghèo khó khi được tin con em học giỏi, thi đỗ vào đại học, cao đẳng có tâm trạng mừng lo xen lẫn. Nhưng từ khi có Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên làm “bà đỡ” thì sự băn khoăn về cơm áo, gạo tiền đã vơi đi phần nào.
Gia đình bà Nguyễn Thị Vui ở thôn An Mễ, xã Quỳnh Trang có 3 con (2 gái, 1 trai) đang theo học Đại học ở Hà Nội và Thái Bình đã được vay hơn 40 triệu đồng của Chương trình tín dụng học sinh, sinh viên. Bà Vui tâm sự: “Hiện cháu lớn của tôi đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân, có việc làm, thu nhập cùng gia đình hoàn trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn, theo phân kỳ”. Anh Đỗ Văn Hy ở xã Quỳnh Minh đã sử dụng hơn 50 triệu đồng vay chăm lo cho 2 con học hành đến nơi đến chốn, đến nay các cháu đã ra trường, có việc làm ổn định nơi thành phố; gia đình anh Hy lại vừa bán được giá 3 tấn gạo nếp cái hoa vàng nên đã phấn khởi trả hết số tiền vay ngân hàng trước kỳ hạn để vừa được thưởng giảm lãi suất, vừa yên tâm đón xuân ăn Tết 2013.
Được biết, NHCSXH huyện Quỳnh Phụ đang là 1 đơn vị hoạt động có kết quả cao về chương trình tín dụng học sinh, sinh viên ở tỉnh lúa Thái Bình.
Trần Ngọc
Ý KIẾN ĐỘC GIẢ
Các tin bài khác
- » Phát triển cây đậu tương tại vùng quê Tiến Thuận
- » Thí điểm Chủ tịch UBND xã tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện
- » Đầu tư giáo dục ở Quỳnh Phụ
- » Phát triển cây đậu tương tại vùng quê Tiến Thuận
- » NHCSXH tỉnh Lào Cai tổng kết hoạt động cho vay ủy thác năm 2012
- » Doanh số cho vay của NHCSXH huyện Duy Tiên đạt 387.414 triệu đồng
- » Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH huyện Cao Lộc (Lạng Sơn)
- » Nước sạch về tận nhà
- » Tiến Bộ đổi mới từng ngày
- » Thành phố Hòa Bình có trên 1,7 vạn lượt khách hàng được vay vốn ưu đãi